Mua nhà riêng hay nhà chung cư thì đều có những đặc thù riêng cần lưu ý. Dưới đây là những điều người mua nhà cần biết khi mua nhà, đất nền dự án tại quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Nhà và thổ cư

Đất có nằm trong diện quy hoạch hay giải toả không; xem địa thế cụ thể của đất.

Đất đã có sổ đỏ chưa, nếu chưa, phải lưu ý giấy tờ đất với các điểm: mục đích sử dụng đất (thổ cư hay thổ canh); thời hạn sử dụng đất: nếu bỏ trống, thường là không hạn chế, nếu có số năm cụ thể (ví dụ 20 năm), là đất mượn của Nhà nước (sau 20 năm Nhà nước có quyền lấy lại), hoặc nếu đất nằm vào diện giải toả, quy hoạch thì không được đền bù hoặc đền bù rất thấp.

Phương pháp tốt nhất là tới Sở TN&MT xin trích lục phần đất muốn mua; nếu miếng đất đã lọt vào "tầm ngắm", chủ nhân nên tự lo khâu giấy tờ từ A – Z, không nên qua cò nhà đất; mua miếng đất sao cho thỏa mãn điều kiện tách thửa (tối thiểu 160m2, chiều ngang tối thiểu 4m), người mua tự ra văn phòng địa chính làm giấy tờ.

Bên cạnh đó, người mua nhà, đất cần quan tâm các thủ tục, giấy tờ: đất, nhà phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ); được sự đồng ý của người bán và chính quyền địa phương; hai bên bán mua đến phòng đăng ký nhà đất cấp huyện mua hồ sơ làm thủ tục mua bán; đặt cọc: đặt cọc giữ chỗ, tiền cọc tuỳ thuộc yêu cầu của bên mua (không nên quá 10% giá trị hợp đồng); tiếp theo, mời địa chính xã, phường vào đo đạc; khi nhận được giấy xác nhận chủ sở hữu đất, nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp đứng tên người mua mới thanh toán hết tiền.

Việc làm hồ sơ do cơ quan chức năng tiến hành.

Cả hai bên (bán và mua) cùng đến phòng công chứng công chứng hợp đồng mua bán, nhớ mang theo giấy tờ gốc gồm chứng minh thư, sổ hộ khẩu, sổ đỏ, đăng ký kết hôn.

Không nộp hồ sơ ở bộ phận một cửa, mà nộp ở phòng nhà đất. Thuế trước bạ 0,5%, thuế thu nhập cá nhân 2%.

{keywords}

Các sản phẩm nhà đất khác

Nhà phố: Phải xem bản vẽ nhà đất và photo một bộ giấy tờ của ngôi nhà, sau đó đến phòng quản lý đô thị để kiểm tra lại hiện trạng cũng như quy hoạch trên bản vẽ; nhà, đất đã từng sửa chữa, thay đổi kiến trúc, nếu có, phải kèm theo giấy phép xây dựng hợp lệ; nhà có nằm trong khu quy hoạch, mốc lộ giới? (nên đến UBND phường để xác minh thông tin); tường nhà là tường chung hay tường riêng; điện, nước chung hay riêng; nhà có nằm trong khu xây dựng giới hạn chiều cao?

Nhà trong ngõ: Cần xác định lối vào nhà là chung hay riêng (nếu chung, khi mua nhà phải có hợp đồng cụ thể về lối đi chung, hoặc tách đất làm lối đi riêng); ngoài ra, cần lưu ý nhà có nằm trong khu hay bị ngập khi mưa lớn, triều cường.

Mua nhà đất để xây mới: Cần tìm hiểu rõ đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng hay không; đất đã chuyển mục đích sử dụng chưa; đất thổ cư hay đất nông nghiệp; nếu là đất thừa kế, là tài sản chung của nhiều người, trước khi đặt cọc, tất cả người đồng thừa kế phải ký vào biên bản đồng thuận bán đất, nếu người bán đã có gia đình, tất cả thành viên trong gia đình phải ký tên (vợ, chồng và con cái trên 18 tuổi); cần đến UBND phường xác minh thông tin lô đất có nằm trong quy hoạch hay tranh chấp; trước khi đặt cọc, làm hợp đồng, đề nghị chủ sở hữu chỉ định ranh giới rõ ràng với các khu đất liền kề, để tránh tranh chấp về sau; nếu mua một phần đất trong khu đất lớn, do một người đứng tên sở hữu, phải lưu ý về quy định giới hạn diện tích tối thiểu khi tách thửa với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn sở tại; tìm hiểu chi phí tách thửa, do bên mua hay bên bán chịu,…

Nếu mua đất nền dự án:

Nhiều đất nền dự án trên thị trường đang có giá khá rẻ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu giá thành của đất nền giảm nhiều so với khu vực thì người mua nên tính toán đến tính khả thi và khả năng hoàn thiện dự án.

Nên chọn chủ đầu tư có thành tích, đang làm những dự án có quản trị tốt, có trách nhiệm với khách hàng, nắm được chủ đầu tư thực sự của dự án. Không nên thấy giảm giá mà lao vào, kẻo vào thì biết dự án này đang chết , không khả thi. Nếu nhờ người môi giới, sàn giao dịch địa ốc, hay bạn bè người thân giới thiệu hộ cũng cần cẩn thận ghi lại mọi thỏa thuận chi tiết, “giấy trắng, mực đen” cho hợp đồng mua bán.

Giao dịch với giấy tờ rõ ràng

Theo Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) bắt đầu từ 01/01/2007 mọi giao dịch kinh doanh BĐS đều phải thông qua sàn, tuy nhiên cho đến nay trong chính sách quản lý thị trường bất động sản của các cơ quan ban ngành liên quan vẫn chưa có một quy định hay thông tư chính thức nào về việc xem xét thế nào là một sàn giao dịch chuẩn, vì vậy dễ nảy sinh hiện tượng bát nháo các sàn.

Người mua đất nền thực hiện quy trình giao dịch do nhân viên kinh doanh của sàn phân phối dự án hoặc cá nhân môi giới chỉ dẫn, để giao dịch được rõ ràng, khi bắt tay vào giao dịch, người mua cần chủ động đưa ra các yêu cầu trình những giấy tờ cần thiết chứng minh về vị trí dự án, giá trị lô đất, năng lực chủ đầu tư, giấy ủy quyền môi giới về việc ký kết hợp đồng, đồ án quy hoạch, thiết kế xây dựng dự án tương lai, thủ tục pháp lý, …

{keywords}

Không nên mua đất sổ chung

Không nên mua đất sổ chung vì nếu sau này có tranh chấp xảy ra thì vô cùng phiền hà và gần như không giải quyết triệt để được: tách sổ không được do không đủ diện tích chia nhỏ theo luật quy đinh, đôi khi có người chịu thỏa thuận, có người không, thậm chí mua đất sổ chung không thể xác định được vị trí đất các nền đất ấy ( thực tế có trường hợp này, mua bán 5% đất và không biết nền nào).

Trình tự nộp tiền

Muốn mua đất giá gốc, giá rẻ thì nên mua trực tiếp từ chủ đầu tư (nhưng phải chờ 2-3 năm). Mua đất qua các trung tâm tư vấn thì cần chú ý giá cả so với giá thực tế thời điểm đó. Các giấy tờ liên quan có chính xác , hợp pháp không . Đề nghị chủ đầu tư cho xem bản thiết kế gốc

Với những đất nền giá rẻ, trả góp, bạn sẽ phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, rất cần nhờ tư vấn của luật sư chuyên về địa ốc, hay người thạo về giấy tờ nhà đất. Rủi ro khi mua đất nền góp vốn là nếu chủ đầu tư thực hiện dự án không đúng tiến độ cũng khó khởi kiện. Chưa kể một bộ phận nhà đầu tư khó khăn về tài chính, tiến độ phải bán tháo, chấp nhận lỗ.

Đất “bán tháo”, “cắt lỗ” có nhiều rủi ro về tiến độ dự án, thậm chí ngưng triển khai, đặc biệt là dự án “ma” bán đất chia lô trên giấy với những thủ đoạn tinh vi, là “cuộc chơi” mạo hiểm. Khi giao kết hợp đồng mua bán, bạn phải “chốt giá” để tránh việc vàng tăng giá. Bạn cũng cần đọc kỹ hợp đồng đặt cọc để tránh tranh chấp, rơi vào hoàn cảnh đặt cọc tiền rồi nhưng không đủ tiền thanh toán tiếp.

Khi đặt bút ký hợp đồng phải xem xét kỹ lưỡng các văn bản giấy tờ liên quan, hồ sơ pháp lý của dự án. lại mất rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian. Quan trọng nữa là dự án đó có được gọi là đất sạch không, bởi vấn đề giải phóng mặt bằng là chuyện rất gian nan.

Đối với việc mua đất thổ cư:

Nhằm tránh rủi ro khi mua đất, bạn cần lưu ý những vấn đề pháp lý sau:

Bạn cần thận trọng để không mua phải khu đất thuộc diện quy hoạch giải toả. Bạn nên kiểm tra hồ sơ địa chính cấp xã, huyện hoặc Sở Tài Nguyên và Môi trường xem khu vực đó có dự án nào không. Tốt nhất bạn nên mua đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hợp pháp nhằm tránh tranh chấp và dễ dàng hơn trong việc đền bù nếu có thu hồi.

Cụ thể, sổ đỏ đất thổ cư với mục đích sử dụng lâu dài, chủ đất chỉ rõ được ranh giới với đất liền kề hai bên và có xác minh của địa chính phường, xã. Bạn phải lưu ý về diện tích giới hạn khi tiến hành tách thửa. 30m2 là diện tích giới hạn vì dưới 30m2 nếu cấp sổ đỏ mới thì rất khó khăn (pháp luật không cho phép), chỉ trừ các trường hợp dưới 30m2 nhưng đã có sổ trước đó.

Khi mua đất, bạn cần thận trọng trong những vấn đề liên quan tới hợp đồng mua đất như hợp đồng phải có chữ ký xác nhận của cả chồng và vợ (bên bán), bố mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình (xem trong sổ hộ khẩu gia đình) nhằm tránh tranh chấp về tài sản sau đó. Đặc biệt, hợp đồng này phải có xác nhận của cơ quan công chứng Nhà nước.

Đối với trường hợp đất là tài sản thừa kế, trước khi làm hợp đồng đặt cọc, các thành viên được thừa kế phải cùng ký vào biên bản đồng ý bán đất.

Tâm lý đám đông

Nguyên tắc cuối cùng mà chúng tôi muốn các bạn lưu ý chính là đừng tin tưởng rằng nếu có nhiều người cùng thực hiện một việc thì việc đó nhất định đúng. Trong đầu tư cũng vậy, để đầu tư có hiệu quả, bạn cần phải thu thập đầy đủ những thông tin về chủ đầu tư, dự án, nếu cần thiết thì nên nhờ các chuyên gia tư vấn để vốn đầu tư của mình tránh được rủi ro cao nhất, đừng tin hoặc trông cậy quá nhiều vào trào lưu đầu tư ồ ạt của một nhóm người.

Theo Đời sống và Pháp luật