Nhân kỷ niệm 20 năm phát hiện loài sao la, các nhà khoa học tại Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa đưa ra cảnh báo: vấn nạn săn bắn trộm làm “dân số” loài động vật có vú bí ẩn này giảm đáng kể và đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
“Vấn nạn săn bắn trộm tại Việt Nam và Lào sẽ làm loài sao la – được mệnh danh là kỳ lân của châu Á – đi đến bờ tuyệt chủng”, cảnh báo của WWF.
Loài sao la được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”. Ảnh: Guardian |
Đó là khi các cán bộ khảo sát của Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và WWF tìm thấy hộp sọ của một loài động vật chưa từng được biết đến ở các ngôi làng miền núi. Kiểm tra ADN cho thấy sao la thật sự thuộc về phân họ Trâu bò (Bovinae), mặc dù trông nó giống như một con dê hoang dã hoặc linh dương với hai cái sừng mọc song song trên đầu của cả sao la đực và cái.
Hiện tại, các nhà khoa học WWF ước tính “dân số” sao la chỉ còn từ 10 tới 100 cá thể. Một cuộc hội nghị của Liên minh Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (IUCN) được tổ chức năm 2009 cho biết số lượng sao la “giảm đến chóng mặt” và loài này hiện vẫn được phân loại ở mức “cực kỳ nguy cấp (CR)” trong Sách đỏ của IUCN.
TS Barney Long – chuyên gia nghiên cứu các loài tại châu Á của WWF – nhận định “dân số” sao la đang suy giảm trong 20 năm qua khi nạn săn bắn trộm ở vùng rừng núi Trường Sơn “bùng phát như dịch bệnh”. Chúng tuy trốn được sự lùng sục của các thợ săn, nhưng không thể thoát khỏi những cái bẫy.
“Bọn săn trộm đặt khoảng 1.000 cái bẫy trong một đợt đi săn bắn. Các đội tuần tra chống săn trộm tuy đã cố gắng gỡ bỏ bẫy nhưng vô cùng khó khăn và khó lòng gỡ bỏ hết trước số lượng bẫy bị đặt quá nhiều nêu trên”, trích bức xúc của ông Long trên tờ Guardian (Anh).
Tại một công viên ở miền trung Việt Nam, WWF đã bắt đầu làm việc với các cộng đồng bảo vệ rừng trong chiến dịch chống săn bắn trộm, kết quả họ đã “xóa sổ” 200 lều trại săn bắn bất hợp pháp và 12.500 cái bẫy đã được gỡ bỏ kể từ tháng 2 năm 2011.Vấn nạn săn bắn trộm ở miền núi đã gia tăng một phần cũng vì đáp ứng thịt thú rừng quý hiếm cho các tầng lớp trung lưu (middle class) ở Việt Nam, ông Long nói. Trong những dịp lễ hội hay tổ chức một sự kiện nào đó, ngày càng có nhiều người đến các nhà hàng chọn các món ăn “độc” và “đắt tiền” được chế biến từ thịt thú rừng quý hiếm, mục đích là để gây ấn tượng và “thể hiện sự giàu có của mình” với các đối tác của họ.
Theo ông Long, khu vực dãy núi Trường Sơn là “ngôi nhà” của 42 dân tộc, mỗi dân tộc có nền văn hóa, ngôn ngữ và cách thức săn bắn riêng. Từ năm 1992 đến nay, sao la được nhìn thấy chủ yếu qua việc đặt bẫy ảnh tự động. Trong năm 2010, một cá thể sao la đã bị bắt bởi dân làng ở tỉnh Bolikhamxay (Lào) nhưng trong khi nuôi nhốt, nó đã bị chết trước khi các nhà nghiên cứu tìm tới.
Ngoài ra, môi trường sống của sao la – theo mô tả của ông Long – được bao bọc bởi rừng núi Trường Sơn rất hẻo lánh, địa hình dốc và khí hậu rất ẩm ướt nên rất khó để theo dõi cũng như bảo vệ chúng.
Thông tin trên WWF cho hay, các nhà khoa học và cộng đồng dân cư cần tích cực phối hợp trong việc bảo vệ khẩn cấp sao la – động vật mang tính biểu tượng của Việt Nam – hơn nữa, bởi chúng ta không thể quên “bài học đau buồn” của loài tê giác Java Việt Nam – chúng tuyệt chủng trong năm 2011 khi cá thể cuối cùng của loài bị chết do săn bắn trộm.
“WWF vừa kỷ niệm 20 năm phát hiện loài sao la, tôi e ngại sẽ không có nhiều lần kỷ niệm loài này như thế nữa, trừ khi các hành động khẩn cấp cứu chúng được thực hiện kịp thời”, Chris Hallam – cố vấn Kế hoạch bảo tồn loài của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tại Lào, nói.
Dưới đây là những hình ảnh về loài sao la quý hiếm:
Một khu rừng tại Lào – môi trường sống tự nhiên của loài sao la. Ảnh: William Robichaud/WWF |
Sao la được “chộp” nhờ đặt bẫy ảnh tự động năm 1999 tại tỉnh Bolikhamxay, Lào. Ảnh: William Robichaud/WWF |
Một thợ săn thuộc bộ lạc Katu, Lào đang cầm hộp họ và sừng sao la. Ảnh: William Robichaud/WWF |
Một dân làng tại tỉnh Bolikhamxay, Lào đang “khoe” sừng sao la vào năm 2002. Ảnh: William Robichaud/WWF |
Kiểm lâm thu thập những cái bẫy “săn” sao la tại khu bảo tồn quốc gia Nakai-Nam Theun, Lào vào năm 2009. Ảnh: William Robichaud/WWF |
Một cá thể sao la cái được nuôi nhốt tại thị trấn Lak Xao, tỉnh Bolikhamxay, Lào năm 1996. Ảnh: William Robichaud/WWF |
Con sao la này đã chết sau khi dân làng nuôi nhốt tại một khu vực hẻo lánh thuộc tỉnh Bolikhamxay, Lào vào năm 2010. Ảnh: Bolikhamxay Provincial Conservation/PA |
Bí kíp trường thọ: Uống cà phê Một nghiên cứu mới phát hiện, uống cà phê thường xuyên có tác dụng kéo dài tuổi thọ, giảm tỉ lệ tử vong của bệnh tim, bệnh về đường hô hấp, đột quỵ, tiểu đường và nhiễm trùng.
Lật tẩy mánh "tác nghiệp" của gián điệp CIA đã sáng chế ra loại giấy hoà tan trong nước. Các điệp viên có thể viết lên loại giấy này và trong trường hợp nguy cấp, có thể nhanh chóng ném giấy vào bồn cầu và giật nước xả... |