- Quận 2 được đánh giá tốc độ đô thị hóa cao, đặc biệt là sau khi 4 tuyến đường được đầu tư theo dạng BT, trị giá gần 600 tỷ đồng/km, khởi công ở Thủ Thiêm. Mặc dù vậy, khi phân chia khu vực phát triển, quận 2 vẫn xếp sau quận 7 một bậc.

Đất nóng Quận 2, đại gia Trần Bá Dương thắng lớn

Chuyện khó tin ở Thủ Thiêm: 4 tuyến đường siêu đắt đổi lấy đất 'kim cương'

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), sự phân chia này là bất hợp lý. Đây cũng là một trong những bất cập mà HoREA góp ý, về hệ số điều chỉnh giá đất, năm 2019, trên địa bàn TP.HCM.

Hiệp hội cho rằng, trong những năm gần đây, quận 2 có tốc độ đô thị hóa rất cao, được đầu tư, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhưng khi phân chia khu vực phát triển của thành phố (Phân chia thành 5 khu vực) thì có một điểm rất bất hợp lý là quận 2 lại xếp vào Khu vực 3, thấp hơn quận 7 được xếp vào Khu vực 2.

“Điều này chưa đảm bảo nguyên tắc công bằng đối với người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, vì mức nộp ở quận 7 cao hơn quận 2. Trong khi đó, điều kiện hạ tầng đô thị của hai quận này là tương đương với nhau”, HoREA phân tích.

{keywords}
Toàn cảnh 4 tuyến đường 6.500 tỷ đồng

Một nội dung khác cũng được HoREA góp ý là hệ số điều chỉnh giá đất. Sở Tài chính đề xuất tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 so với năm 2018, tăng từ 19% đến 30%, cao hơn nhiều so với mức tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018 so với năm 2017, chỉ ở mức từ 5%-8,33%.

Theo HoREA, hệ số điều chỉnh giá đất Khu vực 1: Năm 2017 là 2; Năm 2018 là 2,1 (tăng 5% so với năm 2017); Đề xuất năm 2019 là 2,5 (tăng 19% so với năm 2018); Khu vực 5: Năm 2017 là 1.2; Năm 2018 là 1.3 (tăng 8,33% so với năm 2017); Đề xuất năm 2019 là 1,7 (tăng 30% so với năm 2018). Đây cũng là nội dung cần nghiên cứu xem xét kỹ, bởi lẽ chỉ số tăng giá (CPI) 9 tháng đầu năm 2018 chỉ là 3,57% so với cùng kỳ năm 2017, và cả năm 2018, chỉ số CPI cũng được dự báo không vượt quá 4%.

Ngoài ra, HoREA cho rằng,  cơ chế xây dựng "Khung giá đất - Bảng giá đất" hiện nay không thể nào đảm bảo được nguyên tắc giá đất trong "Bảng giá đất" phù hợp với giá thị trường như quy định của Luật Đất đai. Giá đất trong "Bảng giá đất" phổ biến chỉ đạt khoảng 30-50% giá thị trường mà thôi.

“Đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, quận 1 có giá tối đa trong "Khung giá đất" là 162 triệu đồng/m2. Thành phố được nâng lên 30% thành mức giá tối đa trong "Bảng giá đất" là 210,6 triệu đồng/m2. Quyết định 09/2018/QĐ-UBND ngày 15/03/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố xác định hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng cho năm 2018 là 2,1 lần giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố quy định, nên giá đất là 442,26 triệu đồng/m2. Mức giá này vẫn rất thấp so với giá thị trường lên đến trên 1 tỷ đồng/m2”, HoREA  đưa dẫn chứng.

Quốc Tuấn

Điều tra sai phạm Ngân hàng Đông Á liên quan đến đất vàng

Điều tra sai phạm Ngân hàng Đông Á liên quan đến đất vàng

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa yêu cầu các cơ quan có liên quan, cung cấp hồ sơ 2 dự án, phục vụ điều tra vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, về cho vay, xảy ra tại Ngân hàng Đông Á.

Khó tin: Phải có hộ khẩu Đà Nẵng mới được vào ban quản trị

Khó tin: Phải có hộ khẩu Đà Nẵng mới được vào ban quản trị

Cư dân chung cư hạng sang Danang Plaza đã căng băng rôn phản đối, yêu cầu chủ đầu tư tổ chức hội nghị bầu ban quản trị.

Ngân hàng ráo riết bán tài sản xử lý nợ xấu

Ngân hàng ráo riết bán tài sản xử lý nợ xấu

Nhiều tài sản ở TP.HCM được các ngân hàng ráo riết rao bán đấu giá, để xử lý nợ xấu.

Đòi nợ 16 tỷ phải mất 10 năm, dân chung cư Hà Nội cầu cứu

Đòi nợ 16 tỷ phải mất 10 năm, dân chung cư Hà Nội cầu cứu

Dân chung cư Starcity đã tập trung căng băng rôn tại trụ sở Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Dương (Ocean Group) để đòi quỹ bảo trì.