Nhiều người dân ở vùng biển coi rong mơ là "lộc trời" bởi nguồn thu nhập cao mà loại rong này mang lại.

{keywords}

Rong mơ (tên khoa học là Sargassum) là loại tài nguyên có nhiều ở biển nước ta, đặc biệt là ở các vùng biển miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên... (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)

 

{keywords}

Mỗi năm, khoảng từ tháng 3 đến tháng 7 Âm lịch hàng năm, người dân xã đảo Tam Hải (Núi Thành, Quảng Nam) lại chuẩn bị dụng cụ, sức khỏe để đi... hái "lộc trời". (Ảnh: Nông nghiệp VN)

{keywords}

Cây rong mơ thường sống bám vào rạn san hô. Chúng phát triển nhiều ở độ sâu 7 đến 10 mét nên những người làm nghề này phải bất chấp nguy hiểm, ngụp lặn giữa dòng nước xiết để hái rong mưu sinh. (Ảnh: Nhân dân)

 

{keywords}

Thường thì tháng 5 - 6 Âm lịch hàng năm là thời điểm cây rong mơ già đi và phủ tràn lên mặt biển. Lúc này, đi vớt rong sẽ được sản lượng cao nhất, lại làm sạch biển tránh nguy hiểm cho tàu bè qua lại. Tuy nhiên do muốn có tiền sớm, bà con đã đổ ra biển vớt rong từ tháng 4, thậm chí tháng 3. (Ảnh: SGGP)

{keywords}

(Ảnh: Báo Biên phòng)

 

{keywords}

Ở Quảng Ngãi, người dân chỉ cần dùng thúng bơi ra một đoạn gần bờ là có thể hái rong mơ, lại có người thu mua ngay, tiền “tươi” nên ai cũng hồ hởi. Đây là thông tin trên tờ Sài Gòn giải phóng. (Ảnh: Dân Việt)

{keywords}

Rong tươi sau khi phơi khoảng 1-2 nắng thì người dân bán với giá khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg. (Ảnh: Nhân dân)

{keywords}

Có người kiếm được từ vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng/ ngày từ việc vớt rong mơ. (Ảnh: Thanh Phương/ Báo Quảng Ngãi)

{keywords}

Còn nhớ, năm 2009, ông Hồ Thanh Khoa, khi đó là Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hải (Núi Thành) hồ hởi: “Năm ni dân Tam Hải trúng đậm rong mơ, bà con “bỏ túi” phải đến chục tỷ đồng!”. (Ảnh: Thanh Phương/ Báo Quảng Ngãi)

{keywords}

Do người dân ồ ạt khai thác rong mơ, dẫn đến nguồn thủy sản này không còn dồi dào như trước. Người dân đã mạo hiểm "đặt cược tính mạng" của mình để hái rong ở mực nước sâu. (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Theo quy định của UBND huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), người dân chỉ được phép khai thác rong mơ sau ngày 20/6 hằng năm.

Tuy nhiên, ông Phạm Cầu (Phó Chủ tịch xã Bình Hải, Bình Sơn) thừa nhận: Nếu xét theo lịch phát triển, rong mơ gần 2-3 sải là đã già, mà đã già ra hột thì khó bán được.

Người dân chủ yếu bán cho thương lái nên bán non chừng nào giá cao chừng ấy, nên dân Bình Hải gửi đơn xin xã cho khai thác trước thời hạn 20/6.

Được biết, sau khi họp dân, UBND xã Bình Hải cũng thống nhất cho phép khai thác rong mơ trước nửa tháng, tức đến khoảng đầu tháng 4 Âm lịch. (Theo Tiền Phong)

(Theo Trí Thức Trẻ)