- “Fomosa chỉ quan tâm các lợi ích trực tiếp của họ và bố trí đủ nhân lực, tích cực đôn đốc để yêu cầu các cơ quan quản lý phải đáp ứng yêu cầu của họ, còn những việc phục vụ cho cơ quan quản lý thì xem nhẹ, lơ là, tìm cách né tránh, thậm chí là phó mặc cho Nhà nước Việt Nam trên các lĩnh vực quản lý lao động, tạm trú tạm vắng, an ninh trật tự v.v…”, báo cáo BQL KKT Hà Tĩnh nêu.


“Vừa chạy vừa xếp hàng”

Liên quan đến việc hàng nghìn lao động Trung Quốc tại Vũng Áng chưa có giấy phép mà VietNamNet đã thông tin, ông Nguyễn Văn Sơn, GĐ Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh cho biết, cơ quan này cũng đã nắm bắt được tình hình và đang bàn bạc để tham mưu UBND tỉnh.

{keywords}

Các ý kiến đều cho rằng, cơ quan quản lý VN nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đã tạo điều kiện hết sức tuy nhiên nhiều DN, nhà thầu TQ vẫn phớt lờ, phó mặc trong việc quản lý, cấp phép.

Số liệu ông Sơn có được, hiện có trên 4300 lao động TQ đang làm việc tại Vũng Áng, trong đó chưa đầy 1000 lao động được cấp phép.

“Hiện chúng tôi đang phối hợp với BQL KKT tỉnh liên tục đôn thúc nhà thầu để họ hoàn tất hồ sơ, trình cơ quan chức năng cấp phép cho số lao động còn lại”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, theo quy định của pháp luật, trước lúc đưa lao động Trung Quốc vào làm việc tại KKT Vũng Áng thì Formosa phải hoàn tất hồ sơ cùng các thủ tục pháp lý liên quan để trình cơ quan chức năng cấp phép.

Vì vậy trong thời gian này, lúc hơn 3000 lao động Trung Quốc chưa được cấp phép nhưng vẫn làm việc, nếu xẩy ra chuyện gì thì phía Formosa phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm.

“Do áp lực tiến độ nên các nhà thầu đưa lao động sang thì đã vừa cho làm việc luôn, vừa làm thủ tục xin cấp phép. Nhiều DN, nhà thầu rất chậm trễ thực hiện, mặc dù các cơ quan chức năng liên tục đốc thúc, thủ tục thì đã tạo điều kiện hết sức”, ông Sơn nói.

Còn ông Lê Tiến Dũng, PGĐ Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh thì nói, nếu như con số này là đúng (3.000 lao động Trung Quốc chưa có giấy phép) thì sẽ tham mưu với UBND tỉnh lập đoàn liên ngành để kiểm tra.

“Bây giờ thủ tục cấp phép cũng đã thông thoáng rồi, giờ mà họ không làm nữa thì là trách nhiệm của họ (Formosa_PV)”, ông Dũng nói.

Báo cáo của BQL KKT Hà Tĩnh cũng nhấn mạnh, nhà thầu nước ngoài không quan tâm tới việc quản lý và cấp phép lao động, đặc biệt là nhà thầu Trung Quốc. Mặc dù thủ tục cấp phép đã thuận lợi tối đa nhưng chỉ cấp phép chưa đạt 20%.

“Fomosa chỉ quan tâm các lợi ích trực tiếp của họ và bố trí đủ nhân lực, tích cực đôn đốc để yêu cầu các cơ quan quản lý phải đáp ứng yêu cầu của họ, còn những việc phục vụ cho cơ quan quản lý thì xem nhẹ, lơ là, tìm cách né tránh, thậm chí là phó mặc cho Nhà nước Việt Nam trên các lĩnh vực quản lý lao động, tạm trú tạm vắng, an ninh trật tự v.v…”, báo cáo nêu.

Một cán bộ ở BQL KKT Hà Tĩnh thông tin, nhiều nhà thầu TQ chây ì, không chịu hợp tác làm thủ tục đăng ký xin cấp phép mặc dù đã đưa lao động sang từ lâu.

Có những nhà thầu như Cty CP kỹ thuật công trình CISDI Trung Quốc, đang thi công gói thầu lò cao số 1 và số 2 Dự án Formosa, mặc dù đã đưa trên 1000 lao động TQ sang 2 tháng qua nhưng hồ sơ trình xin cấp phép rất ít..

Hiện nhà thầu này mới chỉ có 200 lao động được cấp phép, 300 hồ sơ đang trình và trên 500 lao động chưa có thủ tục gì. Trong lúc đó 1000 lao động này vẫn đang làm việc trên công trường từ lâu nay.

{keywords}

Đã có hơn 3000 lượt lao động TQ khám sức khỏe, tuy nhiên đến nay mới chỉ chưa đầy 1000 lao động được cấp phép.

Lao động chui?

Nhiều thông tin cho thấy, hàng nghìn lao động TQ chưa được cấp phép nhưng đã và đang lao động trên các công trường Formosa, như thế cũng đồng nghĩa với việc hàng nghìn lao động đang làm việc chui.

Một lãnh đạo VP UBND tỉnh thông tin, trước thực trạng trên, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra nhằm phát hiện lao động TQ trái phép trên công trường.

“Chúng tôi cũng nghe có tình trạng lao động không có phép vẫn làm nhưng khi kiểm tra thì không phát hiện ra”, lãnh đạo này nói.

Còn 1 cán bộ làm công tác bảo đảm an ninh trật tự ở Formosa thông tin, các đoàn muốn vào kiểm tra thì bắt buộc phải làm việc với Formosa (chủ đầu tư) trước rồi mới đi kiểm tra công trường, chứ không kiểm tra đột xuất được. Có thể khi đó, họ (lao động trái phép) sẽ tránh.

Cũng theo cán bộ này, hiện đa số lao động TQ có mặt ở Vũng Áng đang ở trong khu KTX của Formosa. Hàng ngày số này đều đi làm việc trên các công trường. Tuy nhiên, số cấp phép chỉ chưa đầy 1000, mới được ¼ thực tế.

“Rất nhiều lao động không có chứng nhận nhân thân. Họ thường đi đến công trường trên những chiếc xe khách. Lực lượng chức năng cũng không thể kiểm soát hết từng người được”, vị cán bộ này nói.

Còn theo số liệu tại Văn phòng tổng hợp (PV11), Công an tỉnh Hà Tĩnh, hiện có 4.669 lao động nước ngoài đang làm việc trong Formosa, trong đó lao động TQ là 4.196 người.

Trong số này, có 3.249 người TQ đang tạm trú trong KTX Formosa.

PV. VietNamNet đã liên lạc với ông Lê Thành Long, Phó bí thư tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo bảo đảm ổn định tình hình tại Khu kinh tế Vũng Áng (BCĐ 881) và ông Đặng Quốc Khánh, PCT UBND tỉnh để rõ hơn vấn đề.

Tuy nhiên cả hai vị lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đều bảo đang ở HN và chưa thể trả lời thông tin gì.

“Tôi chưa rõ thông tin báo nêu như thế nào. Tôi đang đi họp ở Hà Nội, để tôi kiểm tra lại rồi thông tin sau”, ông Long nói.

Nghiêm cấm lao động trái phép
Trong báo cáo của BQL KKT Hà Tĩnh về tình hình cư trú và cấp phép cho lao động nước ngoài, cơ quan này đã kiến nghị UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Cty Fomosa:

“Nghiêm cấm việc cho lao động nước ngoài chưa có giấy phép lao động và được bảo hiểm làm việc trên công trường. Trong trường hợp vi phạm, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sẽ không chịu trách nhiệm khi xảy ra tình hình mất an ninh, trật tự và xảy ra tai nạn lao động”.

  • Duy Tuấn – Văn Đức