- Đúng 8h sáng nay 20/3, tang lễ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tiến hành tại hội trường Thống Nhất (TP.HCM).
XEM VIDEO:
Lễ truy điệu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tổ chức trọng thể lúc 7h30 ngày 22/3 tại Hội trường Thống Nhất. Lễ an táng sẽ được tổ chức lúc 11h cùng ngày tại quê nhà - xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
Cũng trong sáng nay, tại Trung tâm hội nghị quốc tế số 11 Lê Hồng Phong (Q.Ba Đình, Hà Nội) diễn ra lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Toàn cảnh lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh VTV |
Di ảnh nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh VTV |
Các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: Vietnam+ |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương. Ảnh: Vietnam+ |
Lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) Ảnh: Vietnam+ |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng vào viếng |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dâng hương |
Đoàn Văn phòng Chủ tịch nước vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: VietNamNet |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn Văn phòng Quốc hội vào viếng. Ảnh: VietNamNet |
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân chia buồn cùng gia quyến nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: VietNamNet |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn Văn phòng Chính phủ vào viếng. Ảnh: SGGP |
Đoàn Bộ Công an do Thượng tướng Tô Lâm dẫn đầu vào viếng. Ảnh: VietNamNet |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trong đoàn cán bộ cấp cao chờ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh VietNamNet |
Tổng Bí thư gửi tới gia quyến nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải lời chia buồn sâu sắc nhất.
Trong sổ tang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Phan Văn Khải - Anh Sáu Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X, XI - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, đã cống hiến trọn đời mình, có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Dân tộc.
Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác. Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với tất cả chúng ta. Xin kính cẩn nghiêng minh trước anh linh đồng chí ! Xin vĩnh biệt Anh Sáu Khải!
Xin gửi tới gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi sổ tang |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi sổ tang. Ảnh: VietNamNet |
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân ghi trong sổ tang: "Vĩnh biệt anh Sáu Khải. Người anh kính mến thân thương. Xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh anh, thắp nén hương thơm, tiễn đưa anh về nơi yên nghỉ ngàn thu". Ảnh: VietNamNet |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang. Ảnh: VietNamNet |
Gần trưa dòng người vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải càng đông |
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink gửi lời chia buồn chân thành về việc nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần. “Chúng tôi xin gửi những suy nghĩ và lời cầu nguyện của mình tới gia đình ông và người dân Việt Nam trong thời khắc đau buồn này. Là Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam thăm Hoa Kỳ, cuộc gặp lịch sử của ông với Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush vào năm 2005 đã giúp hai quốc gia chúng ta vượt qua quá khứ đau thương và hiện thực hóa những tiềm năng vô tận trong tương lai chung tươi sáng của chúng ta. Đóng góp của Thủ tướng Phan Văn Khải cho quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Việt Nam tiếp tục có ảnh hưởng lâu dài tới mối hợp tác đang phát triển nhanh chóng của chúng ta trong thương mại, an ninh khu vực và giao lưu nhân dân. Sự nghiệp của ông, một nhà cải cách bình dị mà kiên định, sẽ tiếp tục có tác động đến Việt Nam trong những thế hệ tới”. |
TIỂU SỬ NGUYÊN THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI Ông Phan Văn Khải sinh ngày 25/12/1933 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM. Ông tham gia phong trào cách mạng từ năm 1947 và vào Đảng năm 26 tuổi. Từ năm 1947-1954, ông tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp tại miền Nam. Năm 1954-1960, ông tập kết ra Bắc, làm công tác nông thôn. Sau tập kết, ông học tại Trường ĐH Kinh tế tại Moskva (Liên Xô trước đây) từ 1960-1965. Trở về nước, ông làm cán bộ, Phó phòng, Trưởng Phòng tại Vụ Tổng hợp của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đến năm 1971. Từ năm 1972 đến năm 1975, ông là cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam, đi chiến trường B2, rồi làm Vụ phó Ủy ban Thống nhất Chính phủ. Từ năm 1976-1978, ông trở về TP.HCM, trở thành ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch TP. Từ năm 1979-6/1985, ông là ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Đảng bộ, Phó chủ tịch UBND TP, kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch TP.HCM. Từ tháng 7/1985-8/1989, ông được bầu làm Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM. Sau đó ông ra TƯ đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước từ 3/1989-8/1991.Tại kỳ họp thứ 9 QH khoá 8, ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 3/1982, ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành TƯ Đảng. Năm 1984, ông được bầu làm ủy viên chính thức Ban chấp hành TƯ Đảng. Ông là ủy viên Bộ Chính trị khoá 7, 8. Đến tháng 9/1992, ông được bầu làm Phó Thủ tướng. Tại kỳ họp thứ nhất QH khoá 10 vào tháng 9/1997, ông được bầu làm Thủ tướng. Ngày 25/7/2002, tại kỳ họp thứ nhất QH khoá 11, ông được bầu lại làm Thủ tướng. Đến tháng 6/2006, ông xin từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ 1 năm. Trong bài phát biểu từ nhiệm, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chia sẻ: "Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công. Về những vụ đục khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu. Với chức trách được giao mà không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng, kéo dài, tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và QH. Tôi mong đồng chí kế nhiệm sẽ rút ra được bài học từ những cái được và những cái yếu kém của tôi. Tôi cũng xin phép QH cho tôi được nghỉ trong thời gian sắp tới". |
Nhóm P.V
(Video: Nguồn VTV)