Giai đoạn Tiền Mùa Giải là quãng thời gian duy nhất mà mỗi đội tuyển đều có quyền hy vọng, cơ hội để thay đổi nhằm hướng tới những mục tiêu khác nhau. Đó có thể là các danh hiệu vô địch, cơ hội cạnh tranh sòng phẳng ở các giải đấu…và để làm được điều đó họ phải ký hợp đồng với các ngôi sao, những người có thể thay đổi vận mệnh của toàn đội.

Tất nhiên, đó mới chỉ là dự đoán ban đầu bởi không phảu lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra theo đúng kể hoạch. Năm ngoái, ROCCAT đã “thắng” ở Tiền Mùa Giải với những động thái chuyển nhượng khôn ngoan khi có được chữ ký của Erlend “Nukeduck” Holm. Trong khi đó, Fnatic gặp rắc rối khi phải tái thiết lại đội hình sau sự ra đi hàng loạt của các huyền thoại và lại mang về rất nhiều những cái tên lạ hoắc. Chúng ta đều biết kết quả sau đó ra sao: ROCCAT chật vật tìm cách trụ lại LCS, còn Fnatic hiên ngang trở thành đội tuyển mạnh nhất châu Âu trong kỷ nguyên hiện tại.

Đó là lí do mà những thương vụ chuyển nhượng rất được chú ý. Các đội để cho người hâm mộ của họ hình dung ra một tương lai mới với những tuyển thủ mới, và rồi sau đó để mọi thứ diễn ra theo diễn biến thực tế…

10. Uzi tới Qiao Gu Reapers:

Ngay trước Giáng Sinh, một trong những ngôi sao có nhiều tranh cãi nhất trong các phi vụ chuyển nhượng của làng LMHT chuyên nghiệp, người mà được tất cả dự đoán sẽ tiếp tục có biến động ở  Tiền Mùa Giải 2016 qua nhiều tin đồn đáng tin cậy. Sau khi Newbee mua lại đội tuyển LMHT nổi bật nhất của Trung Quốc vào thời điểm hiện tại, Qiao Gu Reapers, họ muốn tạo ra một cú sốc và đó cũng là lí do siêu sao xạ thủ 18 tuổi, Jian “Uzi” Zi-hao được đem về.

Một trong ba tuyển thủ có cơ hội xuất hiện ở hai trận Chung kết của CKTG, Uzi gia nhập OMG năm 2014 với tư cách là một trong những tuyển thủ tài năng nhất mà LMHT Trung Quốc sản sinh ra. Nhưng OMG đã thất bại thảm hại, và lối chơi có phần ích kỉ của Uzi tỏ ra không phù hợp với một đội hình không tập trung vào xạ thủ.

Giờ đây, Uzi đã khoác áo Qiao Gu, đội tuyển có đội hình thiên về giao tranh hơn. Uzi sẽ thế chỗ của Yu “TnT” Rui, một trong những người chơi tốt nhất của Qiao Gu ở mùa giải trước. Đội tuyển này có thể sẽ phải nếm trái đắng bởi tính cách bốc đồng và cá nhân của Uzi khi được đưa vào đội hình chính thức. Nhưng nó cũng tạo ra cơ hội cho họ khi kỹ năng của Uzi có thể đưa Qiao Gu lên một tầm cao mới, miễn là họ nhận ra và tạo điều kiện cho “chàng béo” tỏa sáng.

9. Easyhoon tới Vici Gaming:

Một tuyển thủ dành phần lớn quãng thời gian Mùa 2015 trên băng ghế dự bị thì có vẻ như không phải là một sự lựa chọn được ưu tiên. Nhưng với Lee “Easyhoon” Ji-hoon thì khác, khi anh chàng này là một trong những tuyển thủ được “them muốn” nhất trên thị trường chuyển nhượng.

Easyhoon buộc phải núp dưới cái bóng quá lớn của Lee “Faker” Sang-hyeok trên con đường SKT giành chức vô địch thế giới lần thứ hai. Khi Easyhoon có cơ hội thi đấu, anh chứng tỏ mình là một trong những tuyển thủ LMHT giỏi nhất thế giới.

Vici Gaming tin tưởng Easyhoon có thể làm được điều đó khi mang anh về đội hình đã có sẵn Choi “DanDy” In-kyu, một trong những người đi rừng hay nhất. Đây là sự bổ sung cần thiết cho MVP của CKTG 2014, Cho “Mata” Se-hyoung đã rời đội thể hiện sự tin tưởng mà Vici Gaming dành cho Easyhoon ở đường giữa là lớn lao thế nào.

8. Chaser, CoCo và Flame tới Incredible Miracle:

Sau một năm nhạt nhòa khi mà Incredible Miracle (IM) phải chật vật tìm mọi cách để trụ lại hai mùa giải của LCK Hàn Quốc, chủ sở hữu của đội tuyên bố 2016 sẽ là năm mà họ quyết tâm tái thiết lại đội hình.

Ngày 05/12, họ đem về người đi rừng Lee “Chaser” Sang-hyun và đường giữa Shin “CoCo” Jin-yeong. Hai tuyển thủ đầy chất lượng được IM đem về có lẽ chỉ thua kém về mặt chất lượng nếu so với nhà đương kim vô địch thế giới SKT T1 mà thôi.

Tiếp đà, IM tiếp tục có được sự phục vụ của một huyền thoại, đó là Lee “Flame” Ho-jong, người đi đường trên năm nay bước sang tuổi 23. Đã từng có một quãng thời gian mà Flame được coi là người đi đường trên hay nhất thế giới, người chơi chủ lực thuần túy. 2015 là một năm mà Flame ngụp lặn ở Trung Quốc trong đội hình của LGD Gaming, giờ đây anh đã khoác áo IM và được thi đấu cùng những đồng đội sẵn sàng cạnh tranh ở mọi giải đấu.

7. Spirit tới Fnatic:

Phi vụ chuyển nhượng của  Lee “Spirit” Da-yoon đến với Fnatic không được người hâm mộ quan tâm cho lắm, bởi dường như họ vẫn đang nuối tiếc sự ra đi của ba tuyển thủ chủ chốt đã làm nên một năm 2015 lịch sử. Nhưng một điều đáng nói, với việc Spirit gia nhập Fnatic thì đây là vụ chuyển nhượng lớn nhất LMHT châu Âu.

Tương tự như vụ GBM về với NRG, Spirit tới châu Âu không phải là bước lùi trong sự nghiệp. Nhưng nó sẽ có chút gây tranh cãi bởi chỉ ở giải đấu Mùa Xuân 2015, Spirit còn được coi là người đi rừng hay nhất địa cầu. Chưa rõ tài năng của anh đã bị thui chột ít nhiều hay chưa?

Spirit nói với Fomos rằng, anh nhận ít tiền hơn khi chơi cho Fnatic, một tổ chức mà anh tôn trọng khi sở hữu các tuyển thủ Fabian “Febiven” Diepstraten và Martin “Rekkles” Larsson, những người mà anh chàng này tuyệt đối tin tưởng vào tài năng. Đây rõ ràng là một lời tuyên bố hùng hồn với châu Âu, khu vực đã chứng kiến nhiều ngôi sao tài năng rời bỏ họ ở giai đoạn Tiền Mùa Giải…

6. GBM tới NRG:

GBM sẽ sát cánh cùng "lão tướng" Impact kể từ mùa giải này trong màu áo NRG.

Một trong những thương hiệu mới và lớn mạnh nhất của LMHT Bắc Mỹ đã tạo ra một cú sốc thực sự trên thị trường chuyển nhượng khi đem về một trong những ngôi sao đường giữa tỏa sáng nhất năm 2015, Lee “GBM” Chang-seok hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn Ganked By Mom. Anh chàng đi đường giữa nổi lên như một ngôi sao vào mùa giải trước khi còn thi đấu cho Jin Air Green Wings.

Đây là một bản hợp đồng quan trọng, bởi nó đánh dấu GBM là ngôi sao Hàn Quốc đầu tiên vượt qua Thái Bình Dương để tìm kiếm cơ hội thi đấu và tỏa sáng khi còn ở đỉnh cao sự nghiệp, thay vì những người chơi lão luyện tìm cách “dưỡng già” ở Mỹ…

June_6th (Theo Daily Dot)