5, Mordekaiser

Một ông lớn đích thực những thời kì đầu tiên của LMHT, sở hữu bộ kĩ năng gây sát thương phép mạnh mẽ, khả năng trâu bò mà hiếm pháp sư nào sánh bằng. Bị thất sùng từ lâu, không đội tuyển nào để ý vì lí do đơn giản thiếu khả năng cơ động và không có kĩ năng khống chế

Ở phiên bản 5.4, Mordekaisẻ đã có những buff rất mạnh từ Riot Games: Chiêu Q-Chùy Bay tăng tầm đánh, Chiêu  W - Giáp Kim Loại giờ Mordekaiser cũng sẽ có hiệu ứng nếu dùng lên đồng minh, ngoài ra còn được tăng tốc chạy khi 2 đối tượng này tiến về phía nhau

Và hơn hết, chiêu cuối R - Bắt Hồn được sửa lại, tăng máu và sức mạnh phép thuật(trước là Sát thương vật lí + Sức mạnh phép thuật cho mordekaiser). Khiến hắn trở nên rất trâu mà lại có thêm trợ thủ mạnh

Ưu điểm: Thời gian hồi chiêu ngắn, Sát thương nhiều mà đỡ đòn cũng tốt. Chiêu cuối sau khi chỉnh sửa khiến cả Bóng Ma và Mordekaiser tăng thêm sức mạnh lớn và cuối cùng là Farm tốt với bộ kĩ năng của mình

Nhược điểm:  Không có bất kì hiệu ứng khống chế nào, giai đoạn đi đường ban đầu khá yếu và không cơ động

Một đối thủ mạnh ở đường trên khiến ngay cả Pantheon siêu cấu máu cũng phải e ngại

4, Karthus

Là cái tên đã từng rất nổi trội tại các giải đấu LMHT, song các thời kì metagame mới lên ngôi khiến cho vị pháp sư này cũng lu mờ theo. Song nếu biết khai thác sức mạnh của thần chết Karthus là điều rất tuyệt vời. Mặc cho giai đoạn đầu rất khó khăn, phải dùng Q từ xa ăn lính nhưng một khi đã có từ 1-2 trang bị lớn, giết chết được Karthus cũng là 1 vấn đề đau đầu với quân địch

Ưu điểm: thuộc nhóm những vị tướng pháp sư mạnh nhất về cuối trận đấu, farm dễ dàng với chiêu Q, Bức tường của Karthus là nỗi ác mộng cho quân địch nếu team bạn sở hữu các sát thương diện rộng(Rumble?)

Ngoài ra, chiêu cuối khiến karthus có thể tác động tới các đường khác mà chả cần di chuyển đâu xa. Nội tại giúp hắn làm rất nhiều điều kể cả khi là người gục xuống đầu tiên trong giao tranh

Nhược điểm: Như đã nói, đây là vị tướng rất yếu đầu trận. Nếu người đi rừng mà khai thác tốt từ Karthus thì rất nguy hiểm vì đây là vị tướng không hề có chút cơ động. Và ngoài ra thì kĩ năng đặt bom Q cũng khá khó trúng nếu đối phương biết né

Vị tướng giành được ngôi vị vô địch thế giới mùa 1 trong tay Xpeke

3. Kennen

Kennen là vị tướng thuộc đại gia đình người lùn “Yordle”, sở hũu nội năng mà không phải năng lượng khiến Kennen có thể tự tin xài chiêu khi đi đường. Gần đây cũng có vài đội tuyển mang Kennen trở lại đường trên rồi đấy

Để tìm hiểu xem tại sao Kennen (lại) quay trở về đường trên sau 1 thời gian dài vắng bóng, có lẽ ta nên phân tích nguồn sức mạnh của Kennen.

Ưu điểm: Chiêu Q gây sát thương tốt, tầm sử dụng lại xa mà thời gian hồi chiêu ngắn => Tuyệt vời

Khả năng cấu máu tốt từ đánh thường(Kennen có tầm đánh khá xa), combo Q - W dễ đè đường đối phương. Khả năng giao tranh siêu mạnh với chiêu cuối Bão Sấm sét, có khả năng làm choáng kẻ địch nhiều lúc. Chiêu E rất hữu dụng trong mọi trường hợp

Nhược điểm: Khó cho người mới chơi, chiêu cuối chỉ gây được 1 điểm cộng dồn choáng 1 mục tiêu 1 lần. Kích hoạt Bão Sấm sét + Đồng hồ cát và đứng giữa giao tranh sẽ là tiền đề tuyệt vời để đồng đội xông lên

Đối thủ xứng tầm với Gnar chăng?

2, Vel’Koz

Đầu tiên, tại sao rất ít người sử dụng Vel’Koz vậy? “Bạch tuộc Vel’Koz” rất mạnh, có thể nói là phiên bản mạnh hơn rất nhiều so với Xerath. Nguồn sức mạnh khổng lồ là không cần phải bàn đến. Mọi kĩ năng đều gây sát thương mạnh, thời gian hồi chiêu ngắn. Nội tại là thứ gây sát thương chuẩn hiếm có ở các pháp sư. Là 1 trong những pháp sư dồn sát thương mạnh nhất trờ chơi, tại sao vẫn bị thất sùng vậy? Họa chăng đôi lần ta thấy Vel’Koz đi vị trí hỗ trợ ở các giải đấu, tuy nhiên cũng đã mất hình luôn rồi

Chiêu cuối gây sát thương khủng khiếp nếu được bắn hết thời gian, kết hợp với nội tại không khác gì “Mưa tên lửa” của Rumble có thể điều chỉnh được cả

Tuy nhiên, tất cả các chiêu thức của bạch tuộc Vel'Koz đều là kĩ năng định hướng (thậm chí chiêu Q còn phải tính toán 2 lần) nên khá khó trúng đối với các người mới chơi. Sử dụng chiêu cuối đem lại rủi ro lớn khi hắn không thể di chuyển được. Đó có phải là lí do người ta ưa chuộng các vị pháp sư cơ động kia không?

Vel’Koz dù rất mạnh vẫn bị đánh giá thấp?

1. Viktor

Viktor là vị trí có lẽ xứng đáng đứng đầu bảng xếp hạng này nhất. Bắt đầu xuất hiện ở các giải đấu LCS, LPL và các rank cao ở mọi khu vực. Không thể phủ nhận sức mạnh của thiên tài máy móc này. Từ sau việc làm lại kĩ năng, sức mạnh của hắn gần như đạt đến mức cao nhất mà một pháp sư mong muốn. Nguồn sát thương rất khủng khiếp (Riêng Chiêu E - Tia chết chóc khi được nâng cấp có thể bòn rút ½ cây máu của các vị trí “giấy” bên địch)

Ưu điểm: Siêu khỏe từ khi được sửa lại. Sức mạnh ổn định ở mọi giai đoạn. Về cuối trận thì 1 chiêu Q + Song kiếm tai ương = ½ máu đối thủ???
Tia chết chóc quá mạnh, nhất là khi được nâng cấp(thường thì sẽ là chiêu được nâng cấp đầu tiên)

W - Trường trọng lực là 1 kĩ năng khống chế mạnh hơn bạn tưởng nhiều. Ngoài việc làm chậm và làm choáng đối thủ khi đứng trong đó, sau khi nâng cấp thì các đối tượng bị choáng sẽ bị hất về tâm của trường.

Nhược điểm: Kĩ năng Tia chết chóc rất mạnh tuy nhiên lại khó xài trúng. Khả năng chạy trốn còn kém song có thể khắc phục với việc lấy Tốc Hành + Tốc biến và nâng cấp chiêu Q

Sức mạnh kinh khủng khi nâng cấp tối đa cây Gậy Cường Hóa

Trên đây là 5 vị tướng-pháp sư được người viết đánh giá là nhóm yếu nhất trong metagame hiện tại của Liên Minh Huyền Thoại. Tuy nhiên, mạnh hay yếu vẫn còn tùy thuộc vào kỹ năng xử lý và lối lên đồ cho từng trường hợp đối đấu. Vậy theo bạn? Nếu là một người chơi đường giữa, bạn sẽ không bao giờ chọn pháp sư nào?

Xem chi tiết phiên bản 5.4 tại đây!

Minh Vũ