Cơn sốt Gnar hiện đang nóng hơn bao giờ hết với các game thủ Liên Minh Huyền Thoại. Một vị tướng có khả năng biến hình cùng rất nhiều kỹ năng thú vị. Tuy nhiên nhiêu đó vẫn chưa đủ để Gnar được bước ra đấu trường chuyên nghiệp cùng những trận đấu lớn. Sau đây là những lý do:

Trang bị

Lên  trang bị luôn là một vấn đề đối với bất kì vị tướng nào, đặc biệt là Gnar. Việc chuyển đổi liên tục ở hai dạng là một con dao hai lưỡi. Nếu đã chọn việc đánh Gnar như một tướng chịu đòn thì sau khi lên những trang bị chống chịu, dạng Tí Nị của Gnar sẽ không làm ăn được gì cả.

Gnar xạ thủ hay Gnar chống chịu?

Và nếu build Gnar như một xạ thủ với việc lên tốc độ đánh và sát thương, để rồi khi biến thân Gnar sẽ trở thành một tảng thịt biết đi ngon nhất Liên Minh Huyền Thoại

Nếu có người nói lên theo cả hai hướng thì sao? Chúng ta chỉ có 6 ô trang bị, nếu phân bổ đều cho cả hai dạng thì sát thương chẳng ra sát thương, chịu đòn không ta chịu đòn.

Khởi đầu khá khó khăn

Khởi đầu ở dạng Gnar Tí Nị, việc người chơi đưa Gnar lên đường trên thời gian đầu sẽ khá khó khăn bởi những kĩ năng không thực sự có hiệu quả vào thời gian đầu của trận đấu.

Boomerang không thực sự hiệu quả để ăn lính bởi sát thương ban đầu không cao. Chỉ đánh trúng được một mục tiêu và nếu không bắt được boomerang bay về thì thời gian hồi chiêu lên đến 20 giây.

Nếu đối phương bắt được điểm yếu này và liên tục quấy rối thì khả năng bị thọt của Gnar  là vô cùng cao.

[Q] của Gnar là một kĩ năng khó phát huy hiệu quả.

Và đặc biệt đó là tính ổn định.

Tính ổn định luôn là một điều kiện tiên quyết để đưa một vị tướng vào đấu trường chuyện nghiệp, Gnar không có điều đó.

Riot xây dựng nên một vị tướng như một biến số với hai trạng thái hình dáng khác nhau, kĩ năng khác nhau, chỉ số khác nhau hoàn toàn. Chính điều này sẽ làm hạn chế việc những người chơi chuên nghiệp sử dụng Gnar, hay nếu có chăng chỉ là một lần đánh cược.

Gản biến thân khó kiểm soát!

Việc biến hình được điều khiển bằng thanh nộ, thanh nộ có thể được tích tụ bằng đánh thường, dùng kĩ năng, và đặc biệt là nhận sát thương đánh vào. Vì sao tôi nhấn mạnh việc bị đánh ở đây? Lý do chính là Gnar chỉ có một kĩ năng để chạy trốn đó là kĩ năng [E] ở dạng Tí nị, việc đối phương dồn sát thương một cách nhanh chóng khiến Gnar bị ép phải biến thân sẽ lấy đi tốc độ di chuyển và đặc biệt là kĩ năng [E] vô cùng quan trọng này.

Việc một đội hình xung quanh Gnar để mở giao tranh là một điều khó khăn. Khả năng tồn tại của Gnar khổng lồ chỉ là 15 giây. Nếu đối phương canh thời gian chuẩn xác buộc Gnar phải biến thân hoặc cò cưa khiến thời gian biến thân qua đi khiến giao tranh hoàn toàn bất lợi cho Gnar.

Tạm kết.

Riot đã cho chúng ta thấy sự sáng tạo của họ khi tạo nên một vị tướng như Gnar, tuy nhiên việc đưa một vị tướng đầy biến số vào một đội hình chuyên nghiệp là việc vô cùng mạo hiểm đối với một game như Liên Minh Huyền Thoại. 

Tuy nhiên việc sử dụng Gnar như thế nào để hiệu quả vẫn còn là một câu hỏi lớn mà Riot đặt ra cho chúng ta, việc thay đổi Gnar trong bản cập nhật 4.15 sắp tới có lẽ sẽ cải thiện khả năng của hắn đôi chút. Cá nhân tôi hy vọng được thấy Gnar xuất hiện trong một trận đấu vào mùa giải cuối năm trong tay những người chơi chuyên nghiệp. Mặc dù khả năng này là khá nhỏ nhưng cứ chờ xem!