“Cậu ấm” đại gia ngân hàng đã chính thức góp mặt trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, với khối tài sản tương ứng tại thời điểm ngày 12/12 là 529 tỷ đồng.

Cường Đôla rút lui, DN nghi nợ nghìn tỷ: Bà Nguyễn Thị Như Loan nói gì?

Vợ ông Trịnh Văn Quyết muốn bán sạch vốn khỏi công ty chồng

Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Trịnh Văn Quyết, đã đăng ký bán ra toàn bộ hơn 26,6 triệu cổ phiếu ROS mà mình nắm giữ, tương đương 4,7% vốn tại FLC Faros. Sau giao dịch này, bà Diệp sẽ không còn sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào tại công ty của chồng mình.

Thời điểm này cuối năm trước, ROS vẫn đang được giao dịch ở vùng đỉnh hơn 178.000 đồng/cổ phiếu (giá chưa điều chỉnh là 214.000 đồng). Khi đó, lượng cổ phiếu bà Diệp nắm giữ có giá trị lên tới hơn 4.700 tỷ đồng.

Điều này giúp bà Diệp cùng với chồng mình cùng có tên trong danh sách 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán. Nay vợ chồng ông Quyết đã tụt xuống vị trí thứ 5 trong danh sách này với khối tài sản chưa tới 15.000 tỷ đồng sở hữu.

Vợ con ông Trần Phương Bình có thêm hàng trăm tỷ

Cùng với đà tăng trưởng của cổ phiếu thì các cổ đông của PNJ tiếp tục nhận tin vui khi tới đây, công ty này sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền là 2/1/2019 và ngày thanh toán dự kiến là 14/1/2019.

Hiện Chủ tịch HĐQT công ty này là bà Cao Thị Ngọc Dung đang sở hữu 15,1 triệu cổ phiếu PNJ tương ứng 9,04% vốn điều lệ. Hai con gái bà Dung là Trần Phương Ngọc Giao sở hữu 5,44 triệu cổ phiếu tương ứng 3,26% vốn và Trần Phương Ngọc Thảo sở hữu 3,56 triệu cổ phiếu tương ứng 2,13% vốn điều lệ PNJ.

Như vậy, trong đợt chia cổ tức sắp tới, bà Cao Thị Ngọc Dung và hai con gái sẽ nhận về khoảng 19,3 tỷ đồng tiền mặt. Chưa kể trong vòng 1 năm qua, Chủ tịch PNJ và các con còn có thêm 420 tỷ đồng trong tài khoản cổ phiếu.

Shark Linh đầu quân cho Vingroup

Hội đồng quản trị Vingroup đã ra quyết định thành lập công ty con với tên gọi Công ty cổ phần Vingroup Ventures, ngành nghề kinh doanh chính là Hoạt động tư vấn và dịch vụ hỗ trợ.

Vingroup Ventures có trụ sở chính đặt tại Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, nới Vingroup và nhiều công ty con khác cùng đặt trụ sở chính. Đây là công ty có vốn điều lệ 70 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 70%, tương ứng 49 tỷ đồng.

{keywords}

Đáng chú ý, trong cơ cấu cổ đông của Vingroup Ventures có sự xuất hiện của bà Thái Vân Linh, sở hữu 10% và cổ đông còn lại là ông Nguyễn Hồng Quân sở hữu 20%.

Ngoài góp 10% vốn, bà Thái Vân Linh còn làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Thêm một thiếu gia có tài sản hơn 500 tỷ đồng

Theo Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Đỗ Minh Quân, con trai ông Đỗ Anh Tú - Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong ( TPBank - TPB) vừa mua xong toàn bộ 25 triệu cổ phiếu TPB.

Với thị giá cổ phiếu TBP giao dịch quanh mốc 21 nghìn đồng/cp, Đỗ Minh Quân đã chi ra hơn 500 tỷ đồng để “thu gom” lượng cổ phiếu nêu trên.

Điều này đồng nghĩa với việc “cậu ấm” đại gia ngân hàng TPBank đã chính thức góp mặt trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, với khối tài sản tương ứng tại thời điểm ngày 12/12 là 529 tỷ đồng.

{keywords}

Khối tài sản nêu trên giúp Đỗ Minh Quân xếp ở vị trí thứ 103 trong danh sách, đứng trên tiểu thư Trần Phương Ngọc Giao của nữ đại gia vàng PNJ Cao Thị Ngọc Dung.

Tuy nhiên, số tiền của thiếu gia Minh Quân chưa là gì so với  con trai ông Hồ Hùng Anh là Hồ Anh Minh. Thônng tin mới nhất từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (TCB) cho biết ông Hồ Anh Minh đăng ký mua vào hơn 44,7 triệu cổ phiếu TCB từ 14/12-31/12/2018 theo phương thức giao dịch thỏa thuận.

Nếu giao dịch thành công, ông Hồ Anh Minh sẽ nâng sở hữu của mình tại Techcombank lên hơn 137,9 triệu cổ phiếu TCB (tương đương tỷ lệ sở hữu gần 3,95%).  Với mức giá khoảng 28.300 đồng/cp như hiện tại, ông Hồ Anh Minh có thể phải bỏ ra khoảng 1,3 ngàn tỷ đồng để mua số cổ phiếu đã đăng ký.

Với số tiền này, thì thiếu gia này sẽ đứng vị trí cao trong bảng xếp hạng người giàu Việt Nam, giúp gia đình Hồ Hùng Anh củng cố vị thế giàu nhất làng ngân hàng Việt Nam

Bà Chu Thị Bình đòi rút hết 245 tỷ đồng

Bà Chu Thị Bình cho biết rất bất bình với quyết định kháng cáo của Eximbank nên quyết định rút trước hạn tất cả số tiền gửi tại đây. "Không chỉ ở phiên tòa mà trước đó những buổi làm việc với nhau, hai bên đã có những cam kết cụ thể nhưng đến nay ngân hàng này lại đi ngược hoàn toàn. Tôi cảm thấy ngân hàng không tôn trọng các cam kết mà chúng tôi đã có và phủ định tinh thần thiện chí của tôi trong cách giải quyết vụ việc", bà Bình nói.

Bà Bình nói thêm tòa đã tuyên rõ ràng, bà cũng thể hiện sự tin tưởng ngân hàng khi tiếp tục gửi tiền tại đây. Thậm chí sau phiên tòa bà còn xúc tiến các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty thông qua Eximbank để ngân hàng có được lợi ích về lãi suất ngoại tệ.

Tuy nhiên, với đơn kháng cáo mà Eximbank mới lập bà đành chấm dứt quan hệ tín dụng với nhà băng này trên cả phuơng diện cá nhân và doanh nghiệp.

Ông 'trùm' Trần Bắc Hà nghèo đến mức khó tin

Trước khi bị bắt và khởi tố, ông Trần Bắc Hà được thông báo bị mắc bệnh ung thư, trong khi vợ con đồng loạt từ chức thoái lui khỏi vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp lớn và các khối tài sản ngàn tỷ. Vợ chồng ông Trần Bắc Hà không đứng tên hầu như toàn bộ các tài sản, bao gồm cả khu nghỉ dưỡng ngàn tỷ tại Bình Định.

Mặc dù cả vợ chông ông Trần Bắc Hà không còn tài sản nào mang tên cá nhân tại Bình Định nhưng các tài sản và doanh nghiệp liên quan đến gia đình ông Hà bị phong tỏa trong đợt này gồm CTCP Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn - sở hữu Resort Hoàng Gia Quy Nhơn và CTCP Tập đoàn An Phú.

{keywords}

Một trong những tài sản lớn từng thuộc sở hữu của nhà ông Trần Bắc Hà là Khu nghỉ dưỡng 4 sao Hoàng Gia Quy Nhơn (Royal Hotel & Healthcare Resort Quy Nhon), tọa lạc trên khu đất có diện tích hàng chục ngàn mét vuông, nằm sát và dọc theo khoảng 500m bờ biển trung tâm Thành phố Quy Nhơn.

Nguyên Tổng giám đốc Vinashin bị bắt

Ông Trương Văn Tuyến, nguyên Tổng giám đốc của Vinashin bị khởi tố về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Bị can này năm nay 68 tuổi, quê ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội; tốt nghiệp kỹ sư cơ khí.

Năm 2010, ông được Thủ tướng điều động, bổ nhiệm giữ Tổng giám đốc Vinashin. Sau một thời gian tham gia chèo lái “con thuyền Vinashin” đến đầu năm 2013, ông nghỉ hưu.

Liên quan đến vụ án mà ông Trương Văn Tuyến vừa bị khởi tố, bước đầu Cơ quan điều tra xác định: Ông Trương Văn Tuyến, Phạm Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc SBIC (Vinashin) đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, ký duyệt gửi tiền có kỳ hạn của Tập đoàn Vinashin (nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) trái quy định pháp luật, đồng phạm với Trần Đức Chính, nguyên kế toán toán trưởng Vinashin trong việc chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất từ OceanBank.

Bảo Anh (Tổng hợp)

Tỷ phú Xuân Trường: Siêu dự án tâm linh kỷ lục thế giới

Tỷ phú Xuân Trường: Siêu dự án tâm linh kỷ lục thế giới

Doanh nghiệp xây dựng của tỷ phú Xuân Trường được biết đến với việc mạnh tay chi hàng nghìn tỷ xây dựng các khu du lịch tâm linh lớn trên khắp cả nước.