- Sáng nay, Bộ Trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà và đoàn công tác của Bộ TN&MT đã trực tiếp thị sát khu vực sạt lở bờ sông Vàm Nao (ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
‘Không thiệt hại về người là quý nhất’
Tại hiện trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, An Giang cần huy động các bên liên quan, chung tay giúp đỡ người dân bị thiệt hại do sạt lở gây ra, đúng với “tinh thần tương thân, tương ái” của người dân Việt Nam. Ngoài ra, tỉnh phải sớm làm rõ, đánh giá nguyên nhân khách quan và chủ quan về hiện tượng sụt lún.
Bộ Trưởng Trần Hồng Hà thị sát hiện trường vụ sạt lở ở An Giang |
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho rằng, giải pháp làm bờ kè là ‘giải pháp cứng’. Có rất nhiều nguyên nhân, nếu là do tự nhiên thì làm bờ kè sẽ không hiệu quả.
“Phải tính đến giải pháp mềm, cụ thể là điều chỉnh các quy hoạch để tránh các vùng nguy hiểm. Ngoài ra, giải pháp mềm cũng có nghĩa là tránh khai thác gây tác động trái với quy luật tự nhiên. Đó là các giải pháp để cân bằng lại dòng chảy. Tất cả phải được tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học”, Bộ trưởng TN&MT khẳng định.
Theo bộ trưởng Trần Hồng Hà, có thông tin cho rằng quan trắc thời gian qua chưa được thực hiện thường xuyên là không chính xác. “Đối với khu này, An Giang đã có cảnh báo trước. Vòng xoáy, hố xoáy đi đến đâu, bao nhiêu mét, tác động thế nào đều được quan trắc và cảnh báo cho người dân biết. Nhờ đó mà có phương pháp dự phòng, di chuyển. Đáng tiếc như cố gây thiệt hại về tài sản, nhưng quý nhất là không gây thiệt hại về người.
Đương nhiên, việc này là chưa đủ, sắp tới phải có nguyên cứu cơ bản để xác định đầy đủ, phân ra các khu vực, mức độ nguy hiểm khác nhau, nguyên nhân khác nhau. Từ đó có kế hoạch, song song với việc di dời người dân khu vực nguy hiểm, đồng thời tiếp tục quan trắc, điều chỉnh các dòng chảy để phòng tránh các thiệt hại”.
Di dời 20.000 hộ dân
Trước đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang để bàn giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở diễn ra tại khu vực này.
Hiện trường vụ sạt lở |
Đối với khu vực sạt lở ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, ông Đức cho biết, hàng năm, Sở đều có cảnh báo khả năng tiềm ẩn gây sạt lở rất cao và nguy hiểm. Nguyên nhân chính, do đây là khu vực hợp lưu giữa sông Vàm Nao và sông Hậu tạo nên các dòng chảy xoáy bất thường tác động lên đường bờ, tạo mái dốc thẳng đứng.
Ngoài ra trên bờ sông lại có quá nhiều công trình xây dựng kiên cố như trường học, khu hành chính, khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh…do đó có nhiều yếu tố tải trọng tác động lên đường bờ, kết hợp với nền đất mất ổn định nên diễn biến sạt lở trong thời gian tới sẽ hết sức phức tạp, khả năng gây trượt lở tiếp là rất cao.
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh uỷ An Giang Võ Thị Ánh Xuân, kiến nghị Bộ TN&MT đề xuất Chính phủ có chính sách về nhà ở để hỗ trợ di dời cho khoảng 20.000 hộ dân tỉnh An Giang bị ảnh hưởng bởi sạt lở bờ sông trong 5 năm tới”.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đồng tình với báo cáo của Sở TN&MT tỉnh An Giang về các những giải pháp, kiến nghị của tỉnh về việc di dời dân ra khỏi vùng sạt lở.
“Bộ sẽ chỉ đạo Viện khoa học địa chất phối hợp với nhà khoa học các nước đánh giá cụ thể về tình trạng sạt lở trên sông Tiền và sông Hậu. Sau đó, sẽ báo cáo lên Thủ tướng, đề xuất các giải pháp giúp An Giang đưa ra hướng xử lí ổn định dòng chảy những nơi nguy hiểm. Riêng việc khai thác cát, nạo vét kênh rạch phải quản lí chặt hơn trong thời gian tới”, ông Hà cho biết.
Thứ trưởng Nông nghiệp: ‘Sạt lở bờ sông là sự cố thiên tai nặng nề’
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định vụ sạt lở ở An Giang là rất nặng nề. Nguyên nhân là do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Sạt lở ở An Giang: Dân mất nhà, mắc võng ngủ trong chùa
Sau sạt lở ở An Giang, nhà cửa tan hoang, thiệt hại tài sản cả tỷ đồng, người dân phải sống trong trường học, chùa chiền...
Sạt lở 'nuốt' chục ngôi nhà ở An Giang là do khai thác cát?
Người dân có nhà cửa bị nhấn chìm xuống sông trong vụ sạt lở kinh hoàng ở An Giang khẳng định, nguyên nhân là do khai thác cát bừa bãi…
Sạt lở ở An Giang: Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gửi lời thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn, mất mát của nhân dân trong vụ sạt lở bờ sông Vàm Nao, An Giang.
Sạt lở ở An Giang: 'Mất hết cả, chỉ kịp ôm bàn thờ người thân'
Một ngày sau vụ sạt lở, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng vì nhà cửa, tài sản tích cóp bao năm đã bị “hà bá” cuốn trôi.
Hoài Thanh