Mã số vùng trồng (Production Unit Code - P.U.C) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

Yêu cầu đặt ra là nông sản phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu chính ngạch vào nước họ. 

Tại cửa khẩu, hải quan nước nhập khẩu sẽ kiểm tra nguồn gốc các lô hàng thông qua mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc. Nếu lô hàng không nằm trong các vùng trồng đã được cấp mã số thì sẽ bị từ chối nhập khẩu.

Dựa vào mã số vùng trồng nước nhập khẩu sẽ có thông tin để đánh giá sự phù hợp, để đảm bảo rằng nông sản nhập khẩu được sản xuất phù hợp, đảm bảo chất lượng.

Trên thực tế, mã số vùng trồng được thiết lập để giám sát vùng trồng nông sản nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu. Cấp, quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số là để đảm bảo truy xuất được đến từng vườn trồng về các loại sinh vật gây hại đã phát hiện trên vườn trồng; các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được sử dụng trên vườn trồng, đặc biệt là ghi nhận về các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã sử dụng.

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, hiện nay nông sản có nguồn gốc thực vật của Việt Nam đã có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Yêu cầu đặt ra là phải duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

W-saurieng.png
Ảnh minh hoạ

Việc có mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn đảm bảo sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất để đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm.

Do đó đó, để được cấp mã số vùng trồng, nông dân phải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; ghi sổ tay canh tác hoặc nhật ký đồng ruộng trong quá trình canh tác,… Mỗi mã số vùng trồng được cấp không phải là không có thời hạn mà theo định kỳ, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành giám sát để đảm bảo vùng trồng đó vẫn đang được quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trường hợp không đạt yêu cầu theo quy định của nước nhập khẩu, mã số đó sẽ bị thu hồi.

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, hiện nay nông sản có nguồn gốc thực vật của Việt Nam đã có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Yêu cầu đặt ra là phải duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm khi xuất khẩu qua nước ngoài. Đảm bảo nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường phải đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó. Tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào vùng trồng đã được cấp mã số.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng có thể kiểm soát tốt hơn vùng nguyên liệu thông qua mã số vùng trồng và nhật ký canh tác của người nông dân.

Đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu nông sản trên thế giới như: Trung quốc, USDA , EU,..... Đối với các vùng trồng đã được cấp mã số, nước nhập khẩu có thể sang Việt Nam để kiểm tra đột xuất bất kỳ lúc nào về tình hình sản xuất, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm… tại các vùng trồng.

Để được cấp mã số vùng trồng, người nông dân phải thực hiện sản xuất theo quy trình chuẩn để đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các nước nhập khẩu, từ đó giúp người nông dân có ý thức hơn trong việc sản xuất nông sản an toàn hơn qua việc kiểm soát lượng phân thuốc sử dụng, ghi nhật ký, chất lượng hơn và giá thành cao hơn.

Hàng nông sản xuất khẩu phải có mã số vùng trồng được in trên bao bì.

Theo khoản 3, Khoản 4, Điều 64 Luật Trồng trọt, Bộ NN-PTNT xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc; UBND cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ NN-PTNT có thể ủy quyền cho các địa phương cấp mã số vùng trồng.

Minh Thu và nhóm PV, BTV