Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.

{keywords}


Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi khiến chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời, là một trong những hình ảnh đẹp nhất của tự nhiên. Trên Trái Đất và một số hành tinh trong hệ Mặt Trời, các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất được gọi là Bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực; và ở Nam bán cầu thì là Nam cực quang.

Trên bầu trời tối đen, cực quang với các màu sặc sỡ liên tục thay đổi kỳ ảo, như đang “nhảy múa” theo tiết tấu bản nhạc nào đó. Mới đây, nhiếp ảnh gia Na Uy Hegersen khi chụp ảnh về Bắc cực quang đã may mắn ghi lại được thời khắc cực quang biến thành hình con Phượng hoàng lửa sải cánh bay trên bầu trời, cảnh tượng cực kỳ diễm lệ.

Ngô Tuyết (Ảnh: Đông Phương)