“Chống dịch thông minh nhờ 5G tại Vũ Hán” là dự án được Huawei cùng nhiều bệnh viện lớn, tổ chức y tế và các cơ quan chính phủ đồng thành lập, ngay sau khi virus SARS-CoV-2 bùng phát vào đầu năm 2020.

Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới 5G năm 2020 (5G World 2020 Summit) đang được diễn ra dưới hình thức trực tuyến, công ty này đã nhận được giải thưởng "Thử nghiệm/Đối tác doanh nghiệp 5G sáng tạo nhất", vì những đóng góp cho dự án chống dịch thông minh nhờ mạng 5G tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), nơi bắt nguồn của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Mạng 5G được sử dụng ra sao trong “cuộc chiến” chống Covid-19 tại Vũ Hán? - 1

Mạng 5G đã được ứng dụng trong “cuộc chiến” chống Covid-19 tại Vũ Hán

Tận dụng toàn bộ ưu thế của 5G

Dự án đã tận dụng những ưu điểm của mạng 5G như băng thông cao, độ trễ thấp, sự đơn giản của trạm viễn thông và tính linh hoạt trong triển khai của mạng 5G để đẩy nhanh việc ứng dụng các giải pháp chăm sóc sức khỏe thông minh. Dự án đã cung cấp hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật số mạnh mẽ cho các nhân viên y tế để nghiên cứu hiệu quả các tác động và sự lây lan của virus. Đây được xem là một minh chứng tiêu biểu cho việc ứng dụng công nghệ 5G trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh.

Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G 2020 do Informa Tech tổ chức đã trao 14 giải thưởng đặc biệt nhằm ghi nhận những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực 5G.

Dựa trên các mạng 5G mạnh mẽ, “Dự án chống dịch thông minh nhờ 5G tại Vũ Hán” đã cung cấp các dịch vụ thông tin cho các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức y tế và nhiều doanh nghiệp khác, giúp cho các dịch vụ vẫn hoạt động trơn tru trong thời gian xảy ra đại dịch.

Ví dụ, các mạng lưới thông tin y tế cơ bản đã nhanh chóng được thiết lập tạm thời tại các bệnh viện dã chiến Huoshenshan (Hỏa Sơn Thần) và Leishenshan (Lôi Sơn Thần), cùng với nền tảng dữ liệu lớn để kiểm soát và ngăn chặn đại dịch.

Với các mạng và nền tảng này, một loạt các dịch vụ y tế đã được kích hoạt, bao gồm phát sóng trực tiếp trên mạng 5G, hợp tác từ xa thông qua mạng 5G cho việc tư vấn, tự kiểm tra việc mặc đồ bảo hộ, tư vấn và xe đẩy khám bệnh...

Chẩn đoán từ xa

Nhiều dịch vụ chẩn đoán từ xa dựa trên 5G đã được triển khai, chẳng hạn như quét CT, chụp phim X-quang… Dịch vụ bảo vệ từ xa 5G cũng được tiến hành, bao gồm giải tự gen, đo thân nhiệt hồng ngoại và khử trùng dựa trên robot. Hơn nữa, dịch vụ hỗ trợ hội nghị truyền hình cũng được cung cấp để tạo điều kiện phối hợp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.

5G cũng đã được ứng dụng rộng rãi trong việc đo thân nhiệt hồng ngoại từ xa, điều khiển các robot khử trùng và các dịch vụ tại những nơi công cộng như sân bay, nhà ga, tòa nhà văn phòng và cộng đồng dân cư...

Các ứng dụng này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm sự lây lan của virus bằng cách giúp phối hợp phòng ngừa và kiểm soát, xác định bệnh nhân tiềm năng ở các khu vực công cộng, khử trùng quy mô lớn ở các môi trường trong nhà và ngoài trời, đồng thời sẽ được tích hợp vào cơ sở hạ tầng y tế sau đại dịch.

Dự án này đã giúp ích cho 1.850 bác sĩ, 3.400 nhân viên điều dưỡng và 8.350 bệnh nhân, tăng đáng kể tỷ lệ chữa khỏi, đạt hiệu quả chăm sóc sức khỏe, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên y tế.

Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G 2020 do Informa Tech tổ chức đã trao 14 giải thưởng đặc biệt nhằm ghi nhận những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực 5G.

Hội nghị được tổ chức để thúc đẩy các ứng dụng và sự phát triển của ngành công nghiệp 5G. Các thành tựu đổi mới trong mạng không dây 5G, mạng lõi, tự động hóa, doanh nghiệp, an ninh mạng… cũng được giới thiệu tại hội nghị này.

(Theo Dân Trí)