Hải đăng Vĩnh Thực nằm trên đỉnh núi Đầu Tán, phía Bắc đảo Vĩnh Thực, TP Móng Cái, Quảng Ninh, thuộc Xí nghiệp Đảm bảo an toàn hàng hải Đông Bắc bộ, Tổng Công ty Đảm bảo an toàn hàng hải miền Bắc quản lý.

Đây là ngọn hải đăng quốc tế do Việt Nam xây dựng và quản lý, đặt ở vị trí đầu tiên trên đường biên giới biển, thuộc vùng biển Quảng Ninh, luồng Vạn Gia-Vĩnh Thực.

Ngọn hải đăng này được đặt từ năm 1962, luôn tỏa sáng tạo thành một hành lang an toàn hàng hải, giúp tàu thuyền qua lại, định hướng và định vị, đồng thời thực thi các nghĩa vụ và chủ quyền của Tổ quốc.

Đến năm 1986, hải đăng Vĩnh Thực được xây dựng lại nhà và cột đèn. Hải đăng được xây dựng theo phong cách kiến trúc của Pháp, là công trình có kiến trúc hiện đại, đồ sộ nhất trên đảo Vĩnh Thực.

{keywords}
Hải đăng Vĩnh Thực có thể nhìn thấy từ xa

Theo Trạm trưởng Trạm hải đăng Vĩnh Thực Vũ Văn Dũng, ngọn hải đăng có chiều cao tính từ chân móng lên đỉnh tháp đèn là 18m, chiều cao tháp đèn tính từ mặt nước biển lên đỉnh tháp là 86m. Với chiều cao tâm sáng là 84,5m, vào ban đêm, hải đăng Vĩnh Thực phát ra ánh sáng trắng chớp đơn chu kỳ 5 giây, phạm vi chiếu sáng 360 độ với tầm hiệu lực ánh sáng là 20,7 hải lý với hệ số truyền quang của khí quyển T=0,74.

"Ở đây có tất cả 7 người đảm nhiệm việc vận hành hải đăng chia ca 2 tiếng một lần. Anh em tự đi chợ nấu ăn, tăng gia sản xuất trồng thêm rau củ. Do tình hình dịch bệnh, đã gần 4 tháng nay mọi người chưa về nhà", ông Dũng tâm sự.

{keywords}
Ngọn hải đăng đã 60 năm tuổi

Trước đây, hải đăng Vĩnh Thực phải đốt bằng loại đèn có lưới sợi đốt bằng vải sợi ni lông màu trắng, nhiên liệu đốt bằng loại dầu hỏa đặc biệt. 

Dầu được người trực hải đăng bơm bằng tay sao cho tạo thành hơi sương rồi phun vào các sợi vải lưới hoá học để đốt cháy. Công việc này lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm.

{keywords}
Đây một trong những ngọn hải đăng đặt ở vị trí đầu tiên trên đường biên giới biển của tổ quốc thuộc vùng biển Quảng Ninh

Để đèn luôn được hoạt động, các cán bộ tại đây phải dùng 2 đèn luân phiên thắp sáng. Từ ngày đảo Vĩnh Thực được cấp điện lưới, hải đăng này đã sử dụng điện lưới quốc gia thắp sáng.

Đến nay, đã 60 năm kể từ ngày được đặt, hải đăng Vĩnh Thực vẫn 'mắt thần' soi đường cho tàu thuyền, nơi tránh trú bão an toàn cho ngư dân.

Một số hình ảnh ngọn hải đăng Vĩnh Thực ở nơi địa đầu tổ quốc:

{keywords}
Hải đăng Vĩnh Thực được xây theo kiến trúc Pháp
{keywords}
Chiều cao tháp đèn tính từ mặt nước biển lên đỉnh tháp là 86m
{keywords}
Đến nay hải đăng Vĩnh Thực được thắp sáng bằng điện lưới quốc gia
{keywords}
Hải đăng Vĩnh Thực có chiều cao tính từ chân móng lên đỉnh tháp đèn là 18m
{keywords}
Trạm hải đăng Vĩnh Thực cũng dùng năng lượng mặt trời để vận hành
{keywords}
Cầu thang lên tháp đèn dạng xoắn ốc
{keywords}
Tầm chiếu sáng của hải đăng là 360 độ
{keywords}
Tầm hiệu lực ánh sáng là 20,7 hải lý với hệ số truyền quang của khí quyển T=0,74.
{keywords}
Trước đây đèn hải đăng được đốt bằng dầu, từ ngày đảo Vĩnh Thực có điện, hải đăng này đã sử dụng điện lưới quốc gia thắp sáng.
{keywords}
'Mắt thần' khẳng định chủ quyền tổ quốc
{keywords}
Đứng trên tháp đèn có thể nhìn bao quát một phần đảo Vĩnh Thực
{keywords}
Tại hải đăng Vĩnh Thực có 7 cán bộ thay ca làm việc, họ tranh thủ tăng gia sản xuất, tự đi chợ nấu ăn

Phạm Công

 

“Ăn cơm dưới đất nói chuyện trên trời” ở hòn đảo không phụ nữ

“Ăn cơm dưới đất nói chuyện trên trời” ở hòn đảo không phụ nữ

Trong cái nắng gắt đầu hè ở miền Trung quất vào da thịt, quan trắc viên trên đảo Hòn Ngư vượt hàng nghìn bậc thang ra bờ biển, lên đỉnh núi tỉ mỉ đo độ mặn, tốc độ gió, độ ẩm…