Thống kê của 31 tỉnh khu vực phía Bắc, đến hết ngày 30/11/2018, đã phát hiện 6.046 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, chiếm 49% số vụ vi phạm cả nước; diện tích rừng bị thiệt hại 452 ha.
Bí ẩn rừng phi lao trăm tuổi cổ quái nơi làng biển xứ Nghệ
Rừng Săng lẻ cổ thụ độc nhất Việt Nam nơi miền Tây xứ Nghệ
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tại Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2018, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2019 các tỉnh khu vực phía Bắc sáng 30/11, khu vực phía Bắc có tổng diện tích có rừng là 8.735.342 ha chiếm 60,6% diện tích có rừng cả nước, độ che phủ rừng đạt 49,8%. Trong đó, rừng tự nhiên là 6.133.904 ha; rừng trồng 2.601.438 ha (số liệu tính đến ngày 31/12/2017).
Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, đây là khu vực có nhiều tiểu vùng sinh thái, có nhiều nguồn gien bản địa quý hiếm; đồng thời là khu vực trọng điểm phát triển trồng rừng nguyên liệu cho nguyên liệu giấy, ván ép,...
Rừng nguyên sinh bị đốn hạ không thương tiếc tại huyện Thường Xuân (Thanh Hoá) |
Thống kê của 31 tỉnh khu vực phía Bắc, đến hết ngày 30/11/2018, đã phát hiện 6.046 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, chiếm 49% số vụ vi phạm cả nước, giảm 1.098 vụ (15%) so với năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại 452 ha, giảm 223 ha (33%) so với năm 2017.
Cụ thể, về phá rừng trái pháp luật xảy ra 712 vụ, diện tích rừng bị phá 220ha, giảm 162 ha (42%) so với năm 2017; khai thác rừng trái phép phát hiện 373 vụ; buôn bán, vận chuyển lâm sản trái trái phép phát hiện 2.346 vụ, giảm 748 vụ (24%) so với năm 2017.
Ông Cao Chí Công - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - đánh giá, tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua giảm mạnh, tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép trên quy mô lớn được kiềm chế, giảm thiệt hại đến tài nguyên rừng và cơ bản đã kiểm soát được các “điểm nóng” phá rừng, khai thác rừng trái phép.
Song, ông cũng thừa nhận, tình trạng phá rừng trái pháp luật, đặc biệt phá rừng tự nhiên để trồng rừng, khai thác lâm sản vẫn diễn ra ở một số nơi, nhiều vụ việc phá rừng diễn ra với quy mô lớn, trong thời gian dài nhưng chậm bị phát hiện và xử lý. Còn những điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ,...
Nhận thức của chính quyền cơ sở một số địa phương chưa đầy đủ, thiếu quyết liệt; còn có tình trạng chỉ đạo chưa kiên quyết, áp dụng chế tài chưa đủ mạnh để ngăn chặn xử lý hành vi vi phạm pháp luật, nhất là hành vi phá rừng trái pháp luật.
Chủ rừng còn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, việc cập nhật, báo cáo diện tích rừng bị phá không trung thực; không phát hiện, ngăn chặn, báo cáo kịp thời tới cơ quan chức năng để xử lý; không nghiêm túc thực hiện việc khắc phục hậu quả trồng lại rừng đối với diện tích rừng bị phá, để người dân phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất kéo dài tạo thành hệ lụy xấu, khó xử lý.
Trong khi đó, cán bộ Kiểm lâm địa bàn ở một số nơi thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ được giao, không kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các vụ phá rừng. Các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, điều tra, xử lý các vụ phá rừng chậm, kéo dài.
Để bảo vệ rừng, Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng cần thực hiện nghiêm chủ trương đóng của rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Đồng thời, phân cấp rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp. Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong việc bảo vệ rừng. Đối với chủ rừng, phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Chịu trách nhiệm nếu để mất để rừng.
B.H
Nóng bỏng phá rừng khắp nơi: Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn
Chiều 10/5, Bộ NN-PTNT đã phải ra công điện khẩn về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng trái pháp luật.
Phá rừng đặc dụng làm hầm Đèo Cả: Lộ nhiều sai phạm!
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm trong việc chuyển 16ha rừng đặc dụng Đèo Cả để lấy đất thi công dự án Hầm đường bộ Đèo Cả của Công ty CP Tập đoàn Hải Thạch.
Nghệ An: Kỳ bí khu rừng lim xanh nghìn tuổi độc nhất giữa đồng bằng
Trong rừng có hàng nghìn cây lim xanh (đường kính 2-3 người ôm) và hàng trăm loại cây, gụ, trai, trâm, trắc, dạ hương…