Gamestop, một công ty bán lẻ phần mềm nổi tiếng của Hoa Kỳ đang trải qua một giai đoạn khó khăn trong thời buổi kinh tế thị trường mới. Thế hệ chơi game thứ tám đã ra đời, và đang dẫn đầu trong nghành công nghiệp trò chơi, chơi game 4k ngày nay đang hết sức phổ biến, kéo theo đó là sự phát triển chóng mặt của việc phát triển các cửa hàng kỹ thuật số, các trang web bán hàng online.
Hết năm này qua năm khác, Gamestop đã mất đi sự liên kết của mình với nghành công nghiêp game, thị trường bán lẻ phần mềm truyền thống tại các chuỗi cửa hàng của Gamestop đang ngay môt bị thu hẹp. Nhưng có vẻ như Gamestop vẫn chưa tìm ra cách gì để ứng phó với sự cạnh tranh đến từ thị trường bán hàng trực tuyến.
Thời đại đang thay đổi, và Gamestop dường như không hề thay đổi để thích nghi. Mặc dù công ty này đã mất những khoản tiền để đầu tư trên PowerUp Pro hoặc Game Informer, nhưng nhiều dấu hiệu sau đây cho chúng ta thấy Gamestop đang đấu tranh trong tuyệt vọng để có thể sống sót.
48 giờ để chơi (gần như) miễn phí
Mô hình kinh doanh của GameStop khá đơn giản. Cửa hàng bán các trò chơi mới với giá bán lẻ và mua lại bất kỳ sản phẩm nào khách hàng không muốn sử dụng nữa, nghĩa là Gamestop vừa bán đồ mới, vừa bán đồ cũ để kiếm lời.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ khi hãng phát hành Days Gone độc quyền của PlayStation 4 . GameStop đã giới thiệu một chương trình mới có tên " Guaranteed to Love It ". về cơ bản cho phép bạn chơi các trò chơi gần như miễn phí. Nếu bạn mua một trò chơi trong vài ngày đầu tiên sau khi phát hành, bạn có thể trả lại trong vòng 48 giờ kể từ khi mua để được hoàn trả gần như đầy đủ, bạn chỉ phải mất một chút thuế mà thôi.
Chương trình này là phép thử của Gamestop khi áp dụng ban đầu cho Days Gone để tạo tiền đề áp dụng cho các sản phẩm sau này của hãng. Điều này đúng là rất có lợi cho khách hàng, nhưng Gamestop sẽ phải mất đi một số tiền đáng kể cho cách làm này, đó giống như một nỗ lực trong tuyệt vọng của Gamestop để thu hút người tiêu dùng, cạnh tranh với các cửa hàng trực tuyến.
Dịch vụ đăng ký chưa từng có
Vào tháng 10 năm 2017, GameStop đã công bố một dịch vụ đăng ký mới có tên PowerPass. Chỉ với 60 đô la Mỹ, khách hàng có thể được giữ một trò chơi trong thời hạn 6 tháng, và có thể thay đổi sang các trò chơi khác trong cửa hàng. Đến cuối kỳ hạn, người dùng gói này có thể giữ lại một trò chơi mà họ thích nhất. Nghe có vẻ quá tuyệt vời nếu điều này thành sự thật, các khách hàng đang mong ngóng đến ngày PowerPass chính thức ra mắt thì đột nhiên Gamestop cho dừng việc phát hành chương trình này.
Theo một cách nào đó, chương trình này có vẻ như là một giải pháp nhanh chóng và láu cá để chuyển một khoản thặng dư của cổ phiếu trò chơi sở hữu trước của họ. Những sản phẩm này không thể bán, nhưng chúng có thể được sử dụng cho một dịch vụ cho thuê giống như thư viện.
Nhưng tại sao GameStop lại khiến thư viện game này dừng lại? Theo tuyên bố của người phát ngôn được đưa ra cho Kotaku , công ty đã xác định "một vài hạn chế của chương trình". Nhưng thật đáng lo ngại khi thời điểm tuyên bố dừng chương trình này lại trước ngày ra mắt có ít hôm. Nhưng dù sao thì những khách hàng đã đặt hàng trước đăng ký PowerPass đã được hoàn trả đầy đủ mọi chi phí và họ có thể mang về nhà một trò chơi tiền sở hữu miễn phí như một lời xin lỗi.
Đó là vòng tròn của cuộc sống, và nó làm tổn thương tất cả chúng ta
Vào tháng 2 năm 2017, Kotaku đã xuất bản một báo cáo về chương trình "vòng tròn cuộc sống" của GameStop. Theo đó, nhân viên phải đáp ứng một tỷ lệ phần trăm doanh số trò chơi đã sử dụng, đơn đặt hàng trước, đăng ký PowerUp và giao dịch trò chơi. Nếu nhân viên của Gamestop không hoàn thành các chỉ tiêu mà công ty đặt ra, họ phải đồi mặt với việc bị sa thải. Và để đảm bảo công việc của mình, các nhân viên của Gamestop đã phải lừa dối khách hàng.
Bản chất gây sốc của Circle of Life đã gây ra rất nhiều sự phẫn nộ trong cộng đồng. Nó làm cho ban lãnh đạo cấp cao của công ty GameStop trở nên thật tồi tệ, như thể họ đang buộc các nhân viên cấp dưới của mình trở thành kẻ gian dối. Đe dọa sa thải mọi người vì không bán đủ trò chơi là một động thái tuyệt vọng và bẩn thỉu của Gamestop.
Sau khi nhận gạch đá từ cộng đồng, Gamestop đã công khai tuyên bố rằng họ đang thay đổi chính sách của chương trình Circle of Life. Bây giờ, thay vì theo dõi các cộng tác viên bán hàng riêng lẻ, mỗi cửa hàng được giữ theo một hạn ngạch. Hơn nữa, doanh số trò chơi mới được tính vào hạn ngạch này, chấm dứt sự chán nản bán trò chơi mới. Nhưng điều này gây ra một khái niệm đáng suy nghĩ khi mà GameStop, một cửa hàng trò chơi điện tử, lại chủ động không khuyến khích bán các trò chơi và máy chơi game hoàn toàn mới để có thể bán những thứ khác, thật kỳ lạ.
Một thất bại nghiêm trọng
Sau khi mất 150 cửa hàng vào năm 2017 và 673 triệu đô la vào năm 2018, thật đáng tiếc cho Gamestop, giờ đây công ty đang gánh khoản nợ lên đến 820 triệu đô la và nếu liên tục thua lỗ, rõ ràng con số này sẽ còn tăng lên. Thật không may, mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn vào năm 2019. Công ty đã tìm kiếm các nhà đầu tư để bán lại công ty. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1 năm 2019, GameStop đã từ bỏ việc tìm kiếm người mua.
Sự thua lỗ tăng trưởng đều đặn qua từng năm của Gamestop khiến cho các nhà đầu tư không hề muốn mạo hiểm để mua lại công ty này, khi mà mọi người cảm thấy giá trị của Gamestop đang ngày một thấp hơn thì có lẽ không thể tìm được ra ông chủ mới cho hãng bán lẻ này. Thời điểm này đúng là một dấu mốc đen tối trong lịch sử của một trong những nhà bán lẻ phần mềm nổi tiếng nhất thế giới.
Theo GameK