Người dùng có thể gặp nguy hiểm khi sử dụng các sản phẩm nồi cơm điện được bán trôi nổi với giá rẻ nhưng không đảm bảo về chất lượng.

Tuyệt chiêu dùng nồi cơm điện: Tiết kiệm cả triệu đồng tiền điện

Nồi cơm điện dùng 17 năm vẫn bán được hơn 1 triệu đồng

Theo khảo sát của PV, trên địa bàn Hà Nội, sản phầm nồi cơm điện được bán phổ biến ở các siêu thị điện máy, siêu thị dân dụng, các cửa hàng đồ gia dụng, cửa hàng điện…với mức giá dao động từ vài trăm nghìn đồng đến 3 triệu đồng tùy vào xuất xứ, công dụng và nhãn hiệu. Cá biệt, có những loại nồi cơm điện giá thậm chí còn được rao bán chỉ từ 115 nghìn đồng trên một số website điện tử hoặc nhóm bán hàng online không tin cậy.

Riêng về xuất xứ và nhãn hiệu, các loại ấm siêu tốc được bán trên địa bàn thành phố chủ yếu được ghi nhãn thuộc các nước Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia… với các thương hiệu quen thuộc như Panasonic, Kangaroo, Sharp, Cuckoo, Tiger, Toshiba…

{keywords}
Sản phẩm nồi cơm điện trên thị trường đa dạng về nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại. Ảnh minh họa

Bên cạnh những sản phẩm nồi cơm điện đảm bảo chất lượng, thông tin về nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thị trường Hà Nội còn xuất hiện không ít các sản phẩm ấm siêu tốc không hề có tem nhãn, dấu chứng nhận hợp quy (dấu CR) theo quy định.

Chia sẻ với PV, một chủ cửa hàng đồ điện gia dụng nằm trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) cho hay, thường thì người mua chỉ quan tâm nhiều đến giá của nồi cơm điện, chứ những thông tin như kiểu dấu hợp quy, dấu CR thì ít người để ý.

“Khách đến chỗ chúng tôi mua hàng cũng tùy điều kiện kinh tế mà chọn loại đắt hoặc rẻ, còn nhiều khi cũng không quan tâm đến cái dấu đó làm gì. Thường thì họ hay để ý đến cái nồi cơm điện đó thuộc hãng nào, có lớn không, tên nghe có quen hay không”, chủ cửa hàng này nói.

Không chỉ các chủ cửa hàng, nhiều người tiêu dùng hiện cũng còn thờ ơ với việc lựa chọn các sản phẩm nồi cơm điện đảm bảo nguồn gốc, chất lượng. Chị Mai Liên (phường Láng Thượng-Đống Đa) nói: “Lúc mua nồi cơm điện, tôi chỉ hay để ý xem giữa các loại có chênh nhau nhiều tiền hay không và chức năng khác nhau ra sao. Quan trọng nhất vẫn là giá, hợp lý thì mình mua, còn muốn đồ chất lượng thì cứ mua của mấy hãng lớn”.

Người dùng cần hết sức tỉnh táo khi chọn nồi cơm điện

Theo TS Trần Văn Thịnh, Trưởng Bộ môn Thiết bị điện - điện tử, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cấu tạo của nồi cơm điện gồm ba phần: Vỏ nồi, nồi nấu và bộ phận đốt nóng, hay còn gọi là mâm nhiệt đi kèm với cảm biến nhiệt và nút điều khiển chọn chức năng. Vỏ nồi có 2 lớp, ở giữa có bông thủy tinh cách nhiệt. Nồi nấu làm bằng hợp kim nhôm, đặt khít trong vỏ, bên trong phủ lớp men chống dính. Phần đốt nóng gồm dây điện trở đúc trong ống chịu nhiệt, cách điện với ống và đặt trong mâm dưới đáy nồi.

{keywords}
Sản phẩm nồi cơm điện đã được chứng nhận hợp quy (có dấu CR)  

Chuyên gia này cho rằng, những sự cố về điện đối với nồi cơm điện thường là rò điện gây giật điện. Bên cạnh đó, đối với những loại nồi cơm điện trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nguy cơ còn nằm ở chỗ lõi nồi, bộ phận đun nóng nhanh hỏng thậm chí gây chập cháy. Điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người dùng

Lý giải về những sự cố xảy ra với các thiết bị điện dân dụng, đặc biệt là các thiết bị rẻ tiền, anh Nguyễn Vi Dưỡng – Kỹ sư điện, điện tử (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, thực tế đồ điện chính hãng được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất chặt chẽ, sử dụng chất liệu an toàn, đặc biệt trước khi xuất xưởng đã được kiểm tra rất kỹ về kỹ thuật. Còn các sản phẩm trôi nổi, nhà sản xuất thường sử dụng các linh kiện, chất liệu kém chất lượng nên hay rò điện nhanh hư hỏng dẫn đến chập cháy.

“Trên thị trường có những loại đồ rất rẻ nhưng có độ bền rất thấp, đồng thời tiêu hao năng lượng nhiều nên chi phí tiền điện cũng sẽ cao hơn các sản phẩm xịn. Hơn nữa, trong suốt thời gian sử dụng, đa số các thiết bị điện này nhanh hư hỏng, gây chập cháy và nguy hiểm đến tính mạng cho người sử dụng”, anh Dưỡng nói.

Liên quan tới vấn đề trên, ông Nguyễn Quốc Thủy, Vụ phó Vụ đánh giá Hợp chuẩn Hợp quy (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) cho biết, theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, việc thiết bị điện, điện tử khi lưu thông phải có dấu hợp chuẩn đúng với quy định hiện hành.

Theo đó, tại QCVN 4:2009/BKHCN đã quy định “Các thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (điều 3.1)”, ông Thủy nói. Do đó, các thiết bị điện, điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, khi lưu thông bắt buộc phải được gắn dấu hợp quy (CR).

Việc dán tem là để khẳng định sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn trong sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan chức năng, để hoạt động này thực sự có hiệu quả thì người tiêu dùng phải từ chối những sản phẩm không có tem CR; chỉ mua những sản phẩm đạt chất lượng, có nhãn mác đúng quy định thì nhà sản xuất, người kinh doanh sẽ phải có trách nhiệm trước sản phẩm của mình xuất ra. Có như vậy mới giảm thiểu được hàng giả, hàng kém chất lượng, làm minh bạch thị trường.

Chuyên gia cũng cảnh báo ngoài bình nóng lạnh, bàn là, lò nướng điện, ấm điện siêu tốc nồi cơm điện….đều nằm trong nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ cao. Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này là sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao.

Người sử dụng có thể lấy bút thử điện để kiểm tra các đồ dùng xem có bị rò rỉ điện không. Khi sử dụng xong nên ngắt nguồn điện. Ngoài ra, người sử dụng có thể sử dụng một số các biện pháp phòng ngừa như đấu thêm bộ chống rò rỉ điện, thiết bị chống giật cho cả nguồn điện trong gia đình.

Đồng thời, khi không sử dụng nồi nhớ phải rút dây nguồn khỏi ổ cắm nguồn; không đặt nồi cơm điện ở vị trí không bằng phẳng, ẩm ướt hoặc gần với các dụng cụ phát nhiệt khác...

(Theo Viet Q)

'Rước họa vào thân’ vì dùng đồ sưởi điện sai cách

'Rước họa vào thân’ vì dùng đồ sưởi điện sai cách

Máy sưởi, bếp sưởi, chăn điện… là những vị “cứu tinh” trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên đề phòng khi sử dụng, tránh chủ quan dẫn tới cháy nổ, chết người.

Ham rẻ, đổ xô mua điều hòa tự chế 200.000 đồng: Cẩn thận rước họa vào thân

Ham rẻ, đổ xô mua điều hòa tự chế 200.000 đồng: Cẩn thận rước họa vào thân

Điều hòa tự chế 200.000 - 300.000 đồng được mọi người đua nhau săn tìm trong thời điểm nắng nóng kỷ lục mà không ngờ đến những bất tiện đằng sau sản phẩm được gắn mác giá rẻ này.