- Từ TP.HCM, kỹ sư Phan Quốc Thọ đề xuất biện pháp giảm tắc đường cho Hà Nội ít tốn kém nhất: chỉ cần tạo thói quen đi bộ.

3 vấn đề chính cần đạt được: Tuyệt đối không buôn bán trên vỉa hè để hướng người dân giảm dùng phương tiện cá nhân, tạo thói quen đi bộ và thói quen sử dụng phương tiện công cộng.

Giảm ngay lượng công chức, viên chức cơ quan chính quyền, nhà nước quá đông hiện nay, giảm lượng người sáng cắp ô đi, tối cắp ô về tham gia giao thông vô ích.

Học sinh phải học trường gần nhà nhất, loại bỏ học thêm, giảm nhu cầu đưa đón của phụ huynh.

{keywords}
Giao thông Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng

Vỉa hè thông thoáng

Kiên quyết không cho đỗ xe máy, ô tô trên vỉa hè, không cho buôn bán lấn chiếm vỉa hè. Như vậy, vỉa hè rộng thoáng cho người đi bộ, người dân muốn đi tới các cửa tiệm mua hàng trong phạm vi vài km cũng sẽ không dùng xe máy mà sẽ phát sinh nhu cầu đi bộ.

Thực tế, người Việt rất lười đi bộ và có văn hóa “tiện” - đi từ 200m trở lên là nhảy lên chạy xe máy, khi mua hàng quán bên đường thì thường ngồi trên xe mặc cả, mua bán. Người Việt cũng có thói quen sử dụng vỉa hè, thậm chí lòng đường làm nơi buôn bán. Đó là những thói quen rất tệ hại góp phần rất lớn làm ách tắc giao thông.

{keywords}
Người tham gia giao thông bằng xe máy leo lên vỉa hè để đi

TP cũng cần quy hoạch các khu đỗ xe hợp lý, nhiều tầng với các khoảng từ khu nọ đến khu kia trong vòng 3- 4 km. Tương tự, TP cũng cần quy hoạch những tuyến phố ngắn dưới 0,5 km, cách nhau cũng trong phạm vi 3- 4 km để làm tuyến phố buôn bán cho mọi người có nhu cầu bán hàng rong, quà vặt... có thể tự do buôn bán trong các tuyến phố này.

Trên các tuyến đường còn lại, cửa hiệu muốn bán hàng thì cần tự giải quyết chỗ đỗ xe cho khách hàng mà không được chiếm vỉa hè trên nguyên tắc phải tạo riêng không gian bên trong diện tích cửa hiệu cho việc đỗ xe của khách hàng, hoặc chỉ bán hàng cho những người đi bộ. Tuyệt đối cấm cho khách hàng đậu xe trên vỉa vè hay lòng đường (ngoại trừ những nơi được cho phép).

Nếu so với kinh phí đầu tư các hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu đi lại, tôi tin rằng chi phí cho những việc này sẽ rất nhỏ.

Giảm người tham gia giao thông vô ích

Tinh giản biên chế để vừa giảm gánh nặng ngân sách vừa giảm lượng người sáng cắp ô đi, tối cắp ô về tham gia giao thông vô ích.

Những người này hàng ngày vẫn đến cơ quan, sau đó còn có thể đi mua sắm, uống cà phê... rồi chiều lại tan sở, về nhà. 

TP cần phối hợp với bộ máy tổ chức TƯ tại Hà Nội kiên quyết thực hiện triệt để, giảm lượng người tham gia giao thông vô ích hàng ngày.

Không cho phép học sinh mẫu giáo, tiểu học,THCS ở quận này sang học quận khác, nguyên tắc là tạo điều kiện cho các cháu học gần nhà nhất và có thể đi bộ đến trường được, kiên quyết loại bỏ học thêm. Điều này sẽ làm giảm lượng học sinh và phụ huynh đưa đón đi lại trên đường rất nhiều.

TP và ngành giáo dục nghiên cứu bố trí, sắp xếp các trường mẫu giáo, trường tiểu học và THCS thật phù hợp về vị trí địa lý.

Qua rất nhiều ngày quan sát, ước tính lượng người tham gia giao thông trên đường và xây dựng ý tưởng, tôi dự đoán rằng nếu TP Hà Nội tổ chức thực hiện phương án trên một cách kiên quyết, triệt để thì lượng phương tiện giao thông trên các trục đường Hà Nội có thể giảm từ 40-60%.

Kinh phí thực hiện những việc này sẽ chỉ ở mức rất nhỏ, có lẽ chỉ ngang bằng với xây mấy cây cầu vượt nhưng lợi ích đem lại rất lớn: Từ chỗ lượng người và phương tiện tham gia giao thông giảm đi, ý thức người dân sẽ tốt hơn, trật tự giao thông đô thị tốt hơn, văn minh đô thị sẽ tăng lên, cảnh quan đô thị đẹp hơn. 

Mời bạn đọc gửi đề xuất các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội. Các bài viết, ý kiến chúng tôi sẽ chuyển tới Ban tổ chức cuộc thi và đăng tải trên báo VietNamNet. Các bài viết gửi về banxahoi@vietnamnet.vn

Bớt Sĩ thêm Điện sẽ giảm tắc đường

Bớt Sĩ thêm Điện sẽ giảm tắc đường

Sĩ là bớt sĩ diện đi và thêm Điện là tăng cường làm việc qua điện tử thì sẽ giảm tắc đường.

Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch

Được thưởng 200.000 USD chống ùn tắc, tôi làm công ích cho sông Tô Lịch

GS-VS Lương Ngọc Huỳnh cho rằng, để giải quyết vấn đề tắc đường ở Hà Nội, cần chia làm 3 giai đoạn và bắt tay làm ngay. 

200.000 USD chống ùn tắc: Dưới 5km chỉ cần đạp xe

200.000 USD chống ùn tắc: Dưới 5km chỉ cần đạp xe

Khuyến khích người dân sử dụng xe đạp là một trong những đề xuất được rất nhiều bạn đọc để xuất để làm giảm ùn tắc giao thông.

200.000 USD chống ùn tắc: Lập Quỹ chống tắc đường

200.000 USD chống ùn tắc: Lập Quỹ chống tắc đường

Quỹ chống tắc đường là quỹ của một số thành phố đặc biệt như Hà Nội, TP.HCM.

Phan Quốc Thọ