Nga đang lo ngại về các kế hoạch của NATO nhằm bố trí lại các tàu chiến với các tên lửa điều khiển tại các biển phía bắc.

Trong khi đó, tờ National Interest (Mỹ) thông tin một số nhà bình luận Mỹ lại cho rằng Mỹ đang nhượng bộ Nga vì đã hủy các kế hoạch lắp đặt các đơn vị ra-đa tại Séc và các lá chắn tên lửa ở Ba Lan. Nhưng sự thật là chính quyền Obama vẫn chưa chấm dứt các kế hoạch này. Họ vẫn lên kế hoạch triển khai các đơn vị chống tên lửa tại các tàu quanh Tây Ban Nha và ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì trên đất Ba Lan và Séc.

Phía Mỹ nói rằng hệ thống lá chắn tên lửa này nhằm bảo vệ châu Âu. Nguồn ảnh: Daily News
Nhưng, Thổ Nhĩ Kỳ lại gần biên giới Nga hơn là Séc. Do vậy, các nhà phân tích của Nga vẫn tin rằng lá chắn tên lửa của Mỹ là nhằm đáp trả lại lá chắn hạt nhân của Nga. Bản thân Thủ tướng Nga Vladimir Putin cũng bày tỏ mối lo ngại rất lớn về vấn đề này. Do đó, ít có sự kỳ vọng về việc Nga sẽ điều chỉnh lại quan điểm của mình.

Dmitry Rogozin - đại diện của Moscow tại NATO - tuyên bố rằng Nga đã rất nghi ngại về dự định của Mỹ nhằm bố trí lại các tên lửa điều khiển ở khu vực biển bắc. Nó có thể ở khu vực phía Bắc, biển Baltic và có thể là các biển Barent. Rogozin nói thêm, các vị trí bố trí này nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo từ phía nam châu Âu.

"Chúng tôi không tin điều đó, bởi vì rõ ràng là ai đó đang cần đánh chặn các tên lửa đạn đạo vào thời điểm này khi mà họ đang tăng tốc. Việc triển khai các hạm đội cùng với hệ thống đánh chặn trong các khu vực biển phía nam hoặc ở khu vực Scandinavi cũng như triển khai  các cơ sở đánh chặn tại Ba Lan không liên quan gì tới các vấn đề đã nêu về các mối nguy cơ của tên lửa như Mỹ đã ám chỉ. Trong khu vực này, không có quốc gia nào có các tên lửa chiến lược xuyên lục địa, trừ Nga, và Nga có thể là mục tiêu cho các hạm đội này" - ông Rogozin nói.

"Nga đang đàm phán với NATO, nhưng chúng tôi nhận ra một điều rằng không thể xoay chuyển được điều gì" - Dmitry Rogozin

Dmitry Rogozin cũng nói rằng rất có thể Nga sẽ không được tham dự vào cấu trúc hệ thống phòng thủ tên lửa cuối cùng tại châu Âu. Thảo luận về vấn đề này sẽ diễn ra tại hội nghị NATO vào tháng 5/2012.

Moscow muốn có bảo đảm hợp pháp từ phía NATO để chắc chắn rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không gây ra đe dọa về mặt chiến lược đối với Nga. Tuy nhiên, NATO đã từ chối đưa ra bất kỳ đảm bảo nào trên "giấy trắng mực đen" với Nga về việc này.

Bình luận về động thái này, Pavel Zolotarev - Phó giám đốc của Học viện nghiên cứu về Mỹ và Canada, thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga - cho rằng "Những gì Mỹ đang làm cũng rất bình thường".

"Hành động của họ đúng như những gì họ nói về các kế hoạch tự bảo vệ họ trước các bất ngờ khác nhau, chẳng hạn như hệ thống điều khiển chiến đấu tích hợp bên ngoài tự động cho phóng tên lửa trái phép, về mặt kỹ thuật, điều này hoàn toàn có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật hoặc sơ suất của con người" - Pavel Zolotarev nói.

Ông Pavel Zolotarev cho rằng sự hiện diện của các hạm đội đó sẽ chẳng gây ra nguy hiểm gì cho an ninh chiến lược của Nga. Và với việc phản ứng gay gắt như vậy, các chính trị gia Nga chỉ có thể làm cho các mối quan hệ với phương Tây trở nên xấu đi.

Tuy nhiên, trên tờ Pravda (Nga), Konstantin Sivkov - phó chủ tịch thứ nhất của Viện hàn lâm Các vấn đề Địa chính trị lại phân tích các mối đe dọa này ở góc độ cụ thể và rõ ràng hơn. Ông Sivkov bình luận: "Mỹ đang gia tăng các đe dọa quân sự gần biên giới của Nga và đã sẵn sàng chọc tức Nga thêm một lần nữa".

Theo ông Sivkov, "những hành động như vậy của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có thể tạo ra mối đe dọa rất lớn cho nước Nga. Họ luôn đánh giá thấp nguy cơ này khi nói về vấn đề phòng thủ tên lửa. Cho tới gần đây, họ đang có 85 tàu tuần dương và tàu khu trục có vũ khí biến đổi gen. Trong tương lai gần, con số này sẽ tăng lên 107.

Có thể sự khác biệt này là không quá lớn. Kích cỡ của tàu tuần dương này là 9500 tấn, trong khi tàu khu trục lại chỉ ít hơn có một ngàn tấn. Các tàu tuần dương và tàu khu trục có vũ khí biến đổi gen cũng được trang bị tương tự. Mỗi loại tàu này có khả năng mang theo 30-40 thiết bị chống tên lửa trên khoang. Nếu như chỉ có một số ít tàu này hiện diện ở các khu vực đã nêu, họ sẽ có khả năng tạo ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các vấn đề an ninh chiến lược của Nga".

Konstantin Sivkov cũng phân tích thêm về hệ thống chiến đấu trên các tàu của Mỹ. Theo đó, AEGIS là một hệ thống chiến đấu đa chức năng. Các tên lửa đạn đạo đánh chặn không phải là thứ duy nhất mà hệ thống này có. Hệ thống vũ khí tên lửa điều khiển đầu tiên được thiết kế cho  nhằm kiểm soát các nhiệm vụ đẩy lùi các cuộc tấn công bằng tên lửa của kẻ thù nhằm vào con tàu và giúp tàu tấn công vào các đối thủ. Hệ thống này không hoàn toàn mới.

Con tàu đầu tiên được trang bị hệ thống này có mặt tại Mỹ vào cuối những năm 1980. Sự hiện diện của chúng làm tăng nguy cơ bị tấn công của hải quân Xô Viết. Điều quan trọng hơn nữa là những tàu này có thể phóng các tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp trong phạm vi 2500 km. Hầm ngầm chứa tên lửa trong các tàu này cũng có thể chứa cả các tên lửa Tomahawk.

Với các phân tích đó, Konstantin Sivkov chỉ ra rằng sự có mặt của các tàu này có thể sẽ không phải là "vô hại" cho Nga.

"Ai cũng nên nhớ rằng sự hiện diện của các con tàu chứa vũ khí biến đổi gen trên vùng biển Barent cũng sẽ làm cản trở tham vọng của Nga tại khu vực biển Arctic. Chúng có thể gây nên các mối đe dọa tới các tàu trên mặt biển và cả tàu ngầm của Nga. Điều tệ hơn là, phía Mỹ có ý định triển khai các tàu này trong thời gian dài ở cả biển Đen. Do đó, một phần lớn của Nga, bao gồm cả Moscow cũng sẽ bị đe dọa.

  • Thu Lượng (tổng hợp)
Nga "dọa" Mỹ về lá chắn tên lửa châu Âu
Tổng thống Nga, hôm 23/11, dọa sẽ triển khai các tên lửa nhắm vào lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Âu nếu Washington không giải tỏa được các lo ngại của Moscow về kế hoạch này.
 
Điểm mặt các phương tiện cơ giới mới nhất của Nga
Điểm mặt một số phương tiện hỗ trợ chiến đấu, tác nghiệp mới nhất dành cho quân đội và cảnh sát vũ trang của Nga.