Bộ Quốc phòng Nhật đã chớp thời cơ để chọn chiếc phi cơ tàng hình F-35 đắt đỏ thế chỗ cho phi đội bay đã nhiều tuổi của họ. Nhưng mức chi phí cho chiếc phi cơ này đội lên quá cao lại có thể làm xói mòn quan hệ với các đồng minh thân cận nhất của Mỹ.
F-35 bị coi là một 'thảm họa tỉ đô' của các nhà đầu tư vì chi phí sản xuất quá khổng lồ |
Vào tháng 12 vừa rồi, Bộ trưởng Yoshihiko Noda đã gỡ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí các công nghệ liên quan. Lệnh cấm do Nhật tự đặt ra này là một di sản từ thời hâu chiến, được đưa vào từ năm 1967. Dù không phải là luật nhưng lệnh này đã cấm Nhật Bản bán vũ khí cho các quốc gia khác, các quốc gia có thể chịu lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, và các quốc gia liên quan tới xung đột quốc tế. Vào năm 1976, lệnh cấm này mở rộng sang mọi quốc gia.
Việc ông Noda gỡ lệnh cấm này cho phép Nhật tham gia vào việc phát triển và sản xuất thiết bị và công nghệ quân sự quốc tế với một số quốc gia. Thêm vào đó, điều này cho phép họ chuyển giao một số thiết bị hoàn chỉnh tới các quốc gia mà Nhật triển khai quân đội trong suốt quá trình hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, trong đó có các mũ chiến đấu, trang phục bảo vệ và các máy móc hạng nặng.
Trong khi về mặt nguyên tắc, Nhật giờ đây có thể xuất khẩu vũ khí, thì điều này lại khó khả thi vì chính quyền muốn ủng hộ các hoạt động hòa bình. Rất đơn giản, các tiêu chuẩn mới cho phép Nhật cộng tác nhiều hơn với các quốc gia khác, nhưng sẽ phải tuân thủ lệnh cấm 1967.
Điều quan trọng là động lực kinh tế. Lệnh cấm này không cho phép các công ty của Nhật tham gia sản xuất các thiết bị và công nghệ với các quốc gia khác. Do không thể hưởng các khoản lợi nhuận về mặt kinh tế, việc sản xuất trong nước sẽ tốn của Nhật rất nhiều tiền. Tệ hơn nữa, dù cho công nghệ của Nhật Bản đặc biệt tân tiến nhưng việc sản xuất thiết bị quốc phòng lại đặc biệt đắt đỏ, buộc Nhật phải mua các thiết bị này ở nước ngoài. Điều này thổi bùng lên nỗi sợ hãi rằng các vũ khí công nghệ cao của Nhật sẽ bị lỗi thời. Đối diện với chi phí quốc phòng quá cao và nguồn ngân sách đang hạn hẹp dần, có thể hiểu tại sao Bộ Quốc phòng Nhật lại muốn gỡ bỏ lệnh cấm từ năm 1967.
Một nhân tố khác nữa là tình trạng của ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật. Mặc dù các công ty như Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI), Công nghiệp nặng Kawasaki, Công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima (IHI) vẫn phải phụ thuộc vào các hợp đồng quân sự chỉ để có được một phần rất nhỏ trong khoản lợi nhuận của họ, các nhà thầu phụ của họ phụ thuộc vào các hợp đồng đó để có được doanh thu.
Anh bị 'móc túi' hàng chục tỉ đô vì siêu cơ Mỹ
Anh sẽ phải móc hầu bao ra 15 tỉ bảng (tương đương 24 tỉ USD) cho chương
trình máy bay chiến đấu kết hợp với Mỹ. Đây sẽ trở thành dự án quân sự tốn kém nhất trong lịch sử.
|
Với các hợp đồng hạn chế, các nhà thầu phụ này đều khốn đốn và nhiều công ty đã phá sản. Điều này khiến cho Bộ Quốc phòng và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật kêu gọi gỡ bỏ lệnh cấm để mở rộng các thị trường sản xuất.
Điều này mang lại cho Nhật Bản cơ hội lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo cho Lực lượng Không quân Phòng vệ, thay vì phi đội máy bay chiến đấu McDonnell Douglas F-4 Phantom đã 40 năm tuổi. Gỡ bỏ lệnh cấm cho phép các công ty của Nhật tham gia vào các dự án sản xuất chung. Và việc làm này rất đúng lúc.
Mặc dù hai phương án khác đều đã có vừa hứa hẹn có sự tham gia của các công ty Nhật trong việc sản xuất với tỉ lệ cao hơn, Bộ Quốc phòng Nhật vẫn lựa chọn mua 42 chiếc phi cơ F-35 của hãng Lockheed Martin.
Quyết định này là do các ưu điểm vượt trội của loại phi cơ này so với các loại máy bay khác dựa trên mức chi phí, thời gian bảo trì và bảo dưỡng, và quan trọng hơn cả là uy lực của nó.
Đặc biệt, công nghệ tàng hình của máy bay này và các năng lực nhận biết tình huống. Điểm không được đánh giá cao trong dự án này là mức độ tham gia của các công ty Nhật. Trong khi các công ty như MHI và IHI sẽ lắp ráp chiếc F-35 và Tập đoàn Điện tử Mitsubishi sẽ chịu trách nhiệm cho phần điện, rất ít cơ hội cho các hãng còn lại của Nhật tham gia đóng góp về mặt công nghệ hoặc đạt được công nghệ mới.
Mặc dù F-35 là chiếc máy bay thế hệ thứ năm duy nhất, nhưng lựa chọn của Bộ Quốc phòng Nhật vẫn được cho là một quyết định mang tính may rủi. Vấn đề đang diễn ra với chiếc máy bay này, chẳng hạn như các vết nứt trên thân máy, lo ngại về nhiên liệu không chỉ về mặt sử dụng và còn về tính an toàn, và hoàn tất thành công việc phát triển máy.
Các vấn đề không được giải quyết dứt điểm đồng nghĩa với việc lịch phát triển máy bay bị lui lại và tăng thêm chi phí cuối cùng. Tệ hơn nữa, việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ và khủng hoảng nợ châu Âu có thể dẫn tới việc danh sách đặt hàng sẽ giảm dần hoặc thậm chí gia tăng thêm các hãng phát triển máy bay - thay vì chỉ có bốn quốc gia đối tác là các thành viên của Liên minh châu Âu. Một số đơn đặt hàng hoặc nguồn lực có thể khiến cho giá thành đội lên cao hơn nữa.
Chính quyền Mỹ đang áp dụng các nguyên tắc 'Kinh doanh quân sự nước ngoài' (FMS), cho phép Mỹ có quyền quyết định về mức giá và ngày giao hàng. Đáng ra, Mỹ hứa giao hàng cho Nhật vào năm 2016, với tổng trị giá lô máy bay là 1,6 nghìn tỉ yen, nhưng với FMS, Mỹ có thể thay đổi tất cả.
Việc chậm trễ giao hàng và/hoặc giá thành tăng cao sẽ ảnh hưởng không tốt lên an ninh của Nhật. Với việc gỡ lệnh cấm này, Bộ Quốc Phòng theo đuổi việc cấp phép sản xuất chiếc máy bay nội địa đầu tiên, điều này cũng giúp chuyển giao công nghệ cho Nhật Bản.
Bât chấp điều này, Bộ Quốc Phòng Nhật lại chọn một chiếc máy bay mà các hãng của Nhật sẽ có rất ít sự tham dự, trừ việc lắp ráp. Với việc phi đội F-4 của họ có khả năng sẽ tới hạn sử dụng vào cuối năm 2016, bất kỳ sự trì hoãn bàn giao F-35 nào cũng đồng nghĩa với việc Nhật sẽ bị vấp phải một khoảng trống rất lớn trong hoạt động phòng không.
Thực tế này diễn ra khi mà cả Trung Quốc và Nga đang tăng tốc trong việc phát triển các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 và tăng cường các tiềm lực không quân của họ, khiến cho Nhật càng có cảm giác mong manh hơn. Để cân bằng lại các bước tiến về quân sự của các quốc gia, Nhật cần các máy bay tiêm kích mới như Mỹ đã hứa. Nếu không có chúng, họ sẽ phải trông cậy vào những chiếc máy bay cũ kỹ với rất ít tiềm lực.
Hồi tháng Hai, các quan chức Bộ Quốc phòng nói với chính quyền Mỹ rằng có khả năng sẽ hủy đơn đặt hàng nếu như mọi thứ thay đổi. Thông tin này đưa ra sau khi có chuyện Mỹ trì hoãn, Italy cắt giảm, Úc và Canda đều cân nhắc lại các kế hoạch mua phi cơ. Tất cả các yếu tố này sẽ làm tăng giá thành của F-35. Bộ Quốc phòng Nhật cũng yêu cầu Mỹ xem xét lại điều khoản trong FMS để công nghiệp của Nhật có thể tham gia nhiều hơn vào việc sản xuất máy bay và đạt được công nghệ.
Liên minh này đã xử lý với những lời hứa không thành trước đó, và quan hệ giữa các bên lập tức có sứt mẻ. Gần đây nhất là vào năm 2009, khi Thủ tướng Yukio Hatoyama lỡ 'nuốt lời hứa' từ năm 2006 để cho quân Mỹ đồn trú ở Nhật. Mỹ đã chỉ trích nặng nề ông Yukio Hatoyama. Chỉ sau khi ông này từ chức, quan hệ đồng minh giữa Mỹ Nhật mới được tái thiết trở lại và quá trình xây dựng lòng tin lại bắt đầu.
Chiếc F-35 có thể được giao cho Nhật đúng hạn và đúng giá thành. Tuy nhiên, dù cho Mỹ không phải chịu trách nhiệm pháp lý về mức giá hoặc ngày giao máy bay theo các điều khoản của FMS, thì quan hệ chính trị vẫn bị tổn hại. Mỹ cần xem xét lại cách xử lý vấn đề này với đồng minh thân cận nhất của họ tại châu Á - Thái Bình Dương nếu như F-35 không được bàn giao như đúng hẹn.
Tệ hơn nữa, nếu như Nhật hủy toàn bộ hoặc một phần đơn đặt hàng thì sẽ có chuyện gì xảy ra? Nhật có ngân sách hạn hẹp nhưng lại cần máy bay mới. Bất kỳ sự thay đổi nào đều đặt Nhật vào tình cảnh gieo neo. Giờ đây, các quan chức Nhật đang đếm ngày để Mỹ chuyển máy bay như đã hứa, cũng hồi hộp như việc Mỹ mong Nhật thực hiện lời hứa năm 2006 của mình.
- Thu Lượng (theo The Diplomat)