NASA đang chuẩn bị công bố một phát hiện quan trọng của kính thiên văn Kepler vào lúc 0h sáng mai (11/5) theo giờ Việt Nam. Nhiều dự đoán cho rằng đó rất có thể là kết quả sau quá trình tìm kiếm các hành tinh tồn tại sự sống bên ngoài Trái đất.

{keywords}
Kính thiên văn Kepler vận hành trên quỹ đạo quanh Trái đất như một vệ tinh nhân tạo. Ảnh: NASA.

Tham dự buổi họp báo đàm thoại từ xa này của NASA có các chuyên gia  Paul Hertz, Giám đốc bộ phận Vật lý thiên văn của tổng hành dinh NASA tại Washington, chuyên gia nghiên cứu Timothy Morton, tại Đại học Princeton ở New Jersey, nhà khoa học Natalie Batalha, chuyên trách nhiệm vụ thám hiểm vũ trụ của kính thiên văn Kepler tại trung tâm nghiên cứu Ames của  NASA ở Moffett Field, California. Ngoài ra còn có chuyên gia Charlie Sobeck, giám đốc nhiệm vụ Kepler/K2 tại Ames.

Nội dung cuộc họp báo đàm thoại này của NASA sẽ được phát trực tiếp tại địa chỉ web http://www.nasa.gov/newsaudio

Kính thiên văn Kepler được NASA phóng lên vũ trụ từ tháng 3/2009, với nhiệm vụ giúp các nhà khoa học khám phá xem các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời có đặc điểm như thế nào. Nhờ vào các hình ảnh do kính Kepler chụp được trong vũ trụ,, các nhà thiên văn đã có thể tin rằng ít nhất có một hành tinh quay quanh mỗi ngôi sao trên bầu trời.

Kính thiên văn Kepler đã hoàn thành sứ mệnh chính của nó vào năm 2012, và thu thập thêm dữ liệu trong 1 năm sau đó theo một nhiệm vụ bổ sungn. Năm 2014, kính viễn vọng này bắt đầu thực thi thêm một nhiệm vụ mới có tên K2. K2 tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ mặt trời để tìm kiếm các cơ hội nghiên cứu mới về các ngôi sao trẻ mới hình thành, các siêu tân tinh và các hiện tượng vũ trụ khác.

Trong một diễn biến khác, ngày 2/5, các nhà khoa học trường Đại học Cambridge (Anh) thông báo họ đã phát hiện ba hành tinh có cùng kích cỡ với Trái Đất đang quay quanh quỹ đạo một ngôi sao lùn nằm cách Trái Đất 40 năm ánh sáng. Các hành tinh này được cho là nơi tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

{keywords}
Ảnh: Space.com

 

Các nhà khoa học đã dùng kính thiên văn ở trạm quan sát La Silla đặt tại Chile thuộc Đài quan sát Nam Âu (ESO) để theo dõi một ngôi sao có tên TRAPPIST-1 nằm trong chòm sao Bảo Bình.

Sau một thời gian quan sát, họ phát hiện thấy ngôi sao TRAPPIST-1 mờ nhẹ đều đặn theo một khoảng thời gian, một dấu hiệu chứng tỏ có vài vật thể đang đi ngang qua giữa ngôi sao này và Trái Đất.

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích chi tiết và phát hiện ba hành tinh có cùng kích cỡ với Trái Đất quay quanh TRAPPIST-1.

Rất có thể, các công bố của NASA sẽ liên quan tới 3 hành tinh xoay quanh sao TRAPPIST-1, bởi rât hiếm khi NASA tổ chức các sự kiện công bố phát hiện như sự kiện vào 0h sáng mai. Đó phải là những phát hiện rất quan trọng, chẳng hạn như các bằng chứng cho thấy sao Hỏa đã từng tồn tại nước.

H.P (tổng hợp & theo NASA)

TIN LIÊN QUAN: