Với cộng đồng người Hà Nhì Hoa, việc chăm chút, sáng tạo trang phục chính là giữ gìn nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của dân tộc mình.
Theo truyền thuyết ghi lại thì đồng bào Hà Nhì đã có mặt trên dải đất Việt cổ từ rất lâu, quá trình di cư của người Hà Nhì không diễn ra ồ ạt như dân tộc khác mà diễn ra từ từ qua nhiều thế kỷ. Khi biên giới quốc gia được hình thành, họ nghiễm nhiên là một thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Cộng đồng người Hà Nhì được chia thành 3 nhánh gồm Hà Nhì đen, Hà Nhì Cồ Chồ và Hà Nhì La Mí, trong đó 2 nhánh sau gọi chung là Hà Nhì hoa nhưng người Hà Nhì đen lại có trang phục với tông màu trầm gồm đen và xanh, trang phục của nhóm Hà Nhì hoa ngược lại có màu sắc rực rỡ, cầu kỳ hơn.
Có lẽ do tập tục của người Hà Nhì Hoa sống gần gũi với thiên nhiên, nên trang phục truyền thống cũng mang màu sắc rực rỡ như các loài hoa rừng.
Theo các nhà nghiên cứu, trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa rất cầu kỳ. Một bộ trang phục đầy đủ của người phụ nữ đồng bào nơi đây bao gồm: áo, mũ, dây lưng, yếm. Áo có 2 lớp, áo ngắn mặc bên ngoài và áo dài mặc bên trong. Phần tay áo được đặc biệt chú trọng khi may vá. Do đó, khi nhìn vào ống tay áo có thể phân biệt được người phụ nữ có gia đình và những cô gái trẻ. Phần áo được thêu vá rất cầu kỳ với những màu sắc phổ biến là màu đỏ, màu trắng phối với các đường chỉ màu vàng, màu xanh.
Trong khi đó, người Hà Nhì đen ở Y Tý, Lào Cai lại có trang phục màu sắc đơn giản, nhã nhặn, chỉ với sự kết hợp của màu chàm đen, xanh và trắng. Tuy nhiên, hoa văn trang trí cũng cầu kỳ cùng nhiều phụ kiện tinh xảo.
Khác với trang phục tinh tế, cầu kỳ, sặc sỡ của phụ nữ Hà Nhì, trang phục của đàn ông đơn giản và có màu sắc trầm hơn gồm: áo, quần, khăn quấn đầu. Màu sắc chủ yếu là màu đen và màu chàm. Có hai loại trang phục là trang phục khi lao động gồm: áo ngắn và quần; trang phục dùng trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, hội hè có: khăn quấn đầu, áo dài và quần. Dù là loại trang phục nào cũng đều thể hiện sự mộc mạc, mạnh mẽ của núi rừng.
Những phụ nữ Hà Nhì đen trong trang phục truyền thống ở chợ phiên Y Tý (Bát Xát - Lào Cai).
Trang phục của người Hà Nhì đen nổi bật với những đường viền lượn cong như sóng nước và mây vờn. Những bông hoa được làm thủ công bằng bạc nổi bật lên trên nền xanh đen của bộ áo. Những chiếc khuy vải cũng được tạo hình bông hoa để liên kết mảnh yếm lại.
Khăn đội đầu của phụ nữ Hà Nhì đen cũng để phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh gia đình. Phụ nữ lớn tuổi, đã có gia đình thường vẫn khăn cùng bộ tóc giả khá lớn trên đầu.
Người Hà Nhì có nhiều loại mũ, dành cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Mũ cho bé trai thì có tua rua vải, màu sắc khá sặc sỡ.
Đối với trang phục của đàn ông, quần áo của họ thường màu đen có viền cổ màu xanh, trên đầu là những chiếc khăn vấn thay cho chiếc mũ đội đầu, vừa có tác dụng che nắng và thấm mồ hôi.
KHác với người Hà Nhì đen ở Lào Cai, trang phục của phụ nữ Hà Nhì hoa ở Sín Thầu (Mường Nhé - Điện Biên) lại rất rực rỡ, cầu kỳ.
Điểm chung trong trang phục của các nhánh người Hà Nhì là luôn có chiếc yếm với hoa văn cầu kỳ cùng những chiếc cúc bạc, đồng bạc.
Điểm nhấn của bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Hà Nhì Hoa là màu sắc sặc sỡ được tạo nên bởi kỹ thuật thêu độc đáo thể hiện quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan của họ.
Cũng như người Hà Nhì ở Điện Biên, trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa ở Ka Lăng (Mường Tè - Lai Châu) là một trong những loại cầu kỳ nhất của người dân tộc vùng cao. Một bộ trang phục đầy đủ của người phụ nữ đồng bào nơi đây bao gồm: áo, mũ, dây lưng, yếm.
Có lẽ do tập tục của người Hà Nhì Hoa sống gần gũi với thiên nhiên, nên trang phục truyền thống cũng mang màu sắc như những bông hoa rừng.
Một bộ trang phục đầy đủ của người phụ nữ đồng bào nơi đây bao gồm: áo, mũ, dây lưng, yếm. Áo có 2 lớp, áo ngắn mặc bên ngoài và áo dài mặc bên trong. Phần tay áo được đặc biệt chú trọng khi may vá. Do đó, khi nhìn vào ống tay áo có thể phân biệt được người phụ nữ có gia đình và những cô gái trẻ.
Góp phần trang trí cho trang phục còn có mũ đội đầu. Mũ được làm bằng vải, thêu nhiều hoa văn họa tiết và trang trí thêm các đồng xu bạc, quả bông làm từ các loại chỉ màu rực sỡ.
Những phụ nữ cao tuổi người Hà Nhì hoa ở xã giáp biên Ka Lăng (Mường Tè - Lai Châu) vẫn luôn mặc váy áo truyền thống trong những sinh hoạt thường nhật..