Ông Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos, cho biết các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, trong đó có cả các biện pháp từng được áp dụng trước thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, có thể làm gián đoạn hoạt động của tàu vũ trụ Nga đang phục vụ cho ISS.

Điều này có thể khiến phân đoạn được Nga phụ trách tại ISS, cụ thể là giúp điều chỉnh quỹ đạo của trạm này, bị ảnh hưởng, khiến cấu trúc nặng 500 tấn "rơi xuống biển hoặc đất liền".

{keywords}
Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: NASA

"Phân đoạn của Nga đảm bảo quỹ đạo của ISS được điều chỉnh (trung bình 11 lần/năm), bao gồm cả việc tránh các mảnh vỡ ngoài không gian", ông Rogozin viết trên ứng dụng Telegram ngày hôm nay (12/3), theo trang tin của NDTV.

"Nếu ngăn chặn hợp tác với chúng tôi, ai sẽ kiểm soát ISS để nó không bị rơi xuống Mỹ hay châu Âu?", người đứng đầu Roscosmos cho biết thêm. "Thậm chí vật thể nặng 500 tấn này còn có thể rơi xuống Ấn Độ và Trung Quốc. ISS không bay qua Nga, do đó các vị sẽ là những người phải nhận lấy mọi rủi ro".

ISS là trạm vũ trụ được vận hành bởi sự hợp tác giữa các cơ quan vũ trụ từ Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada và Cơ quan Vũ trụ châu Âu, và được chia thành 2 phân đoạn quỹ đạo do Nga và Mỹ phụ trách. Hiện có 4 phi hành gia của Mỹ, 2 phi hành gia của Nga và 1 phi hành gia từ châu Âu đang sinh sống và làm việc trên ISS.

"Phần của Nga không thể hoạt động nếu không có điện từ phía Mỹ, và phần của Mỹ cũng không thể hoạt động nếu không có hệ thống đẩy từ phía Nga", cựu phi hành gia Mỹ Garrett Reisman nói với CNN.

Người phát ngôn của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết cơ quan này đang "tiếp tục làm việc với tất cả đối tác quốc tế, bao gồm cả Roscosmos, để đảm bảo duy trì các hoạt động an toàn trên ISS".

Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm nay (12/3) tiết lộ nước này vẫn duy trì liên lạc với Mỹ, đồng thời cho biết sẽ nối lại các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí nếu Washington có ý định tương tự.

"Chúng tôi chưa từ bỏ việc mở các cuộc đối thoại với Mỹ về ổn định chiến lược. Hoạt động này bị Washington đình chỉ vì họ nghĩ rằng chúng tôi là bên cần những cuộc đàm phán hơn”, ông Ryabkov cho hay. “Rõ ràng không phải như vậy. Tôi muốn cảnh báo rằng Washington đừng thực hiện những bước đi dại dột trong vấn đề này".

Thứ trưởng Ngoại gia Nga cũng nói thêm rằng, các đề xuất an ninh mà Nga gửi đến Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước khi Moscow khởi động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine hôm 24/2 đã không còn hiệu lực, vì tình hình đã thay đổi hoàn toàn.

Việt Anh

Nga công bố thiệt hại phía Ukraine, kho dầu gần Kiev cháy rừng rực

Nga công bố thiệt hại phía Ukraine, kho dầu gần Kiev cháy rừng rực

Quân Nga đã phá hủy tổng cộng 3.491 cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine kể từ đầu chiến dịch đến nay, và "tiếp tục tấn công trên một mặt trận rộng lớn".

EU không cấm vận dầu khí Nga, từ chối cho Ukraine gia nhập nhanh

EU không cấm vận dầu khí Nga, từ chối cho Ukraine gia nhập nhanh

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lên án "nỗi đau" mà Nga gây ra với Ukraine, nhưng từ chối đề nghị của Kiev cho nước này nhanh chóng gia nhập khối.