Một quan chức cấp cao Moscow cho biết, Nga và Triều Tiên sẽ mở rộng quan hệ kinh tế thông qua một dự án chung hiếm hoi, vốn sẽ cải tổ hệ thống đường sắt của Triều Tiên.

Gần đây, hai nước đã đạt được một thỏa thuận kêu gọi Nga phát triển mạng lưới đường sắt của Triều Tiên để đổi lại Moscow được phép tiếp cận nguồn khoáng sản của Bình Nhưỡng, VOA hôm 8/11 đưa tin.

Theo các thông cáo báo chí, Moscow dự định đổ 25 tỷ USD vào dự án hiện đại hóa hơn 3.000 km đường sắt của Triều Tiên trong hơn 20 năm.

{keywords}
Một tàu chở hàng chất đầy than trong lễ khánh thành cảng mới tại Rajin, Triều Tiên. Cảng mới do Nga và Triều Tiên hợp tác xây dựng (Ảnh Reutes)

"Dự án hiện đại hóa đường sắc sẽ được cấp vốn thông qua việc thực thi thỏa thuận chia sẻ sản phẩm. Đó là kết quả thảo luận với đảng cầm quyền Triều Tiên. Quá trình khai mỏ sẽ diễn ra song song với tiến trình hiện đại hóa đường sắt", Alexander Galushka, Bộ trưởng phụ trách phát triển của vùng Viễn Đông cho biết trong lá thư gửi cho VOA. 

Ông Galushka cho biết, một nhóm công ty của Nga, gồm cả Mostovik - một công ty xây dựng, sẽ tham gia dự án. Dự án chung mang tên Pobeda có nghĩa là chiến thắng trong tiếng Nga. 

Dự án Pobeda đã bắt đầu được triển khai vào tháng trước, đánh dấu bằng buổi lễ nâng cấp đường sắt. Nó kết nối hai nhà ga ở mỏ than Jeadong tại tỉnh Nam Pyongan của Triều Tiên với cảng biển Nampo ở phía tây nước này. 

Triều Tiên nổi tiếng là có nguồn dự trữ tài nguyên khổng lồ, gồm cả uranium, quặng sắt, magiê và nhiều khoáng sản khác - đây là nguồn thu quan trọng với quốc gia này.

Một số nhà kinh tế tin rằng khai mỏ sẽ giúp Bình Nhưỡng phát triển kinh tế ốm yếu của nước này.

Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, GDP của Triều Tiên đã tăng thêm 1,1% trong năm ngoái. 

Ông Galushka bày tỏ lạc quan về triển vọng của dự án chung và gọi kết quả của dự án là "trù liệu kinh doanh thực tế". "Nga và Triều Tiên có một sự kết nối lịch sử trong quan hệ thương mại lâu đời. Không thể hoài nghi về sự thành công trong việc hợp tác giữa hai bên".

Tuy nhiên, quan chức Nga cũng thừa nhận rằng việc nâng cấp hệ thống đường sắt quá cũ của Triều Tiên sẽ phải đối mặt với một số thách thức.

Theo các nhà phân tích, động cơ chính của Bình Nhưỡng trong việc hợp tác với Moscow đó là hạn chế việc quá dựa dẫm về mặt kinh tế vào Bình Nhưỡng.

  • Hoài Linh