-  Sau khi đọc bài “Khoản lỗ 1.800 tỷ và “vở kịch” tại Petrolimex”, nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC

Liệu có phân tán lợi nhuận để…lỗ?


Thật kỳ lạ là Petrolimex và Bộ Công thương chỉ thích… lỗ, nhằm mục đích  đẩy giá bán lên. Cần làm rõ về chiết khấu cho các đại lý xem có ăn chia gì không, chắc chắn mấu chốt là ở đấy”, đó là ý kiến của email thang25lb@yahoo.com.vn.

Còn email hoanglan64@yahoo.com.vn thì viết: "Petrolimex trả thù lao cho đại lý cao" mà các đại lý này là của ai? Của tư nhân hay của Petrolimex? Nếu các đại lý của tư nhân thì Petrolimex được lợi gì khi trả thù lao cao? Còn nếu là đại lý của Petrolimex thì khác gì phân tán lợi nhuận để kêu lỗ.”

Sau  khi nhận xét “Bài báo quá hay và phân tích rất chi tiết”, email nqchung86@gmail.com đặt câu hỏi: “Liệu có sự nhập nhèm trong vụ Petrolimex? Chả hiểu tại sao kinh doanh mặt hàng thiết yếu như xăng dầu với vị  thế gần như độc quyền (chiếm 60% thị trường, khi Petrolimex tăng giá các doanh nghiệp đầu mối cung ứng xăng dầu khác cũng tăng giá) mà có thể lỗ được? Thứ hai nữa, Công ty thì lỗ nhưng trả lương, thưởng cho nhân viên thì cao khủng, là niềm ước mơ không thể với tới của công chức chúng tôi.”
(ảnh minh họa)

Chúng tôi  xem kịch mãi rồi. Có vở nào hay thì diễn, chứ cứ diễn mãi vở…lỗ thế này, chán quá!” Đó là cảm nhận của email duonguy2k1@yahoo.com.

Theo email anhdung_1050@yahoo.com thì: “Lỗ  hay lãi ...thì tiền vẫn vào túi cá nhân và nhóm lợi ích, nên mới có những phát ngôn tréo ngoe về cùng  một đơn vị. Chỉ có nhân dân và các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa thì nhận lãnh hậu quả: Vừa è lưng đóng thuế, vừa phải nộp thêm phần tăng giá chênh lệch cho doanh nghiệp mà các ông gọi là bù đắp phần lỗ của doanh nghiệp độc quyền.”

Tôi là dân thường, người trần mắt thịt, hiểu biết có hạn. Sau khi nghe các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng chất vấn nhau về Petrolimex, tôi có cảm nghĩ Petrolimex loanh quanh che dấu...lúc lỗ lúc lãi, rồi lại lỗ to!  Chính phủ  cần cho thanh tra triệt để công ty này, cho dân biết công khai minh bạch tiền ở công ty này có bị mất cắp không?” Đó là đề nghị của email danthuongpho68@yahoo.com.vn.

Công tác quản trị có vấn đề?

Email hungdm@gmail.com viết: “Hình như giữa Bộ Công thương và lãnh đạo Petrolimex không có chế độ báo cáo, không thống nhất được số liệu?”

Còn email qtd.bugiamap@gmail.com nhận xét: “Bộ Công thương là Bộ quản lý nhà nước về mặt hàng hóa, giá cả hàng hóa, bảo vệ quyền hợp pháp của người tiêu dùng, bảo vệ quyền kiểm soát thực thi của nhà nước đối với giá cả thị trường, nhưng chúng tôi thấy luôn có quan điểm bảo vệ lợi ích của các tập đoàn lớn, thể hiện qua cuộc thảo luận về xăng dầu, lương EVN, Vinashin, VNPT, Hiệp hội ôtô Việt Nam VAMA, nhập muối công nghiệp...Cách cư xử đó khiến một số người cho rằng "có vấn đề" với các doanh nghiệp trên, để các doanh nghiệp đó hưởng lợi trên 86triệu dân Việt Nam. Là 1 cử tri tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần xem xét để cho người dân bớt khổ.”

Đây là ý kiến của email huynd007@yahoo.com.vn: “Tôi tuyệt đối ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng Huệ, trong kinh doanh không thể có chuyện mập mờ không rõ lỗ lãi như vậy được. Nếu là doanh nghiệp tư của các ông ấy thì có xảy ra tình trạng như vậy hay không? Hay đây là tiền của dân của nước nên làm sao thì làm? Kinh doanh xăng dầu tuy  chuyển sang cơ chế thị trường nhưng Nhà nước điều chỉnh là rất lớn, và chuyện xin - cho là không thể tránh khỏi. Có “dấu hỏi” trong cách quản lý nhà nước của Bộ Công thương: Tại sao các quy định định mức chi phí  kinh doanh xăng dầu đã cũ mà Bộ Công thương không bàn bạc với Bộ Tài chính trình lên Chính phủ sửa đổi cho phù hợp mà để cho Petrolimex tự ý điều chỉnh mức chiết khấu cho Tổng Đại lý và đại lý trong nhiều năm như vậy, trong khi vẫn báo lỗ. Vậy đó có phải là cơ chế thị trường không? Petrolimex chiếm hơn 60% thị phần cung cấp xăng dầu mà còn cho chiết khấu cao trong khi thua lỗ vậy có phải là cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp đầu mối nhỏ khác hay không? Nếu “dùng đầu” thì xin hỏi ông Nguyễn Cẩm Tú rằng: Tăng giá theo yêu cầu của doanh nghiệp mà  sao họ  không thể nói rõ lỗ lãi từng mặt hàng? Vậy làm sao biết được giá cả tăng  có hợp  lý hay không? Lợi ích của người dân là ở đâu? Hay nó chuyển vào túi các doanh nghiệp?”

Email nghin7369@gmail.com nhìn ở góc độ khác: “Mấy ông Xăng dầu, Điện lực khi gia nhập WTO, không cho doanh nghiệp nước ngoài vào phân phối bán lẻ tại thị trường Việt Nam cho hết 2012. Do vậy các doanh nghiệp này mua bán theo giá chỉ đạo và giám sát của nhà nước, có phải kinh tế thị trường đâu mà nói chuyện lỗ lãi. Tranh luận lỗ lãi của các doanh nghiệp này dễ gây lùm xùm về thiếu minh bạch, lãi giả lỗ thật của cơ chế kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước.”

Theo tôi hiểu, ở đây lỗ lãi có hai vấn đề :
- Kinh doanh xăng dầu là lỗ, do nguyên nhân tỉ giá, hoa hồng đại lý v.v....
 -Kinh doanh ngoài ngành có lãi, nên tổng kinh doanh chung là lãi theo cáo bạch trên.
Như vậy Bộ công thương có lý. Ông Hoàng, ông Tú đều nói đúng. Bộ Tài chính đã kiểm tra và kết quả đúng vậy
”, đó là ý kiến của email honglinh@gmail.com.

Ban Bạn đọc