Ngày 20/11/1945, tòa án quân sự đặc biệt của Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô ở Nuremberg, Đức đã bắt đầu quá trình xét xử 24 cựu quan chức Đức Quốc xã vì tội ác trong Thế chiến thứ hai. Các vụ xét xử này đã gây chấn động dư luận toàn thế giới lúc bấy giờ.

Vì sao hội nghị thượng đỉnh APEC không ra tuyên bố chung?

Thót tim cảnh anh đẩy xe hàng chở em trai xuống thang máy

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, bên chiến thắng (phe Đồng minh) đã thành lập toà án quân sự đặc biệt ở Nuremberg để xét xử các cá nhân và tổ chức thuộc chế độ Đức Quốc xã bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.

{keywords}
Người dân châu Âu đổ ra đường ăn mừng kết thúc Thế chiến thứ hai năm 1945. Ảnh: Word Press

Thẩm quyền xét xử của những phiên tòa như trên được bảo đảm theo Hiệp định London, do Mỹ, Anh, Liên Xô và chính phủ lâm thời của Pháp ký kết vào tháng 8/1945. Về sau, tổng cộng có 19 quốc gia khác đã tham gia ký kết hiệp định.

Vào thời điểm đó, các bên thống nhất rằng, những quan chức thuộc phe Trục phát xít (Đức, Nhật và Italia) có các tội ác chiến tranh vượt ra ngoài một khu vực địa lý cụ thể, sẽ phải chịu sự xét xử của một tòa án chiến tranh quốc tế. Tương tự phiên tòa Nuremberg, Tòa án quân sự quốc tế vùng Viễn Đông chịu trách nhiệm xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật.

{keywords}
Hitler, Himmler và Goebbels năm 1938. Ảnh: Alamy

Ba kẻ đầu sỏ của Đức Quốc xã, những tên tội phạm chiến tranh lớn nhất là trùm phát xít Adolf Hitler, Thống chế Heinrich Himmler và Bộ trưởng Tuyên truyền Joseph Goebbels đều đã tự sát trước khi chiến tranh kết thúc. Do đó, chúng tránh được việc bị đưa ra xét xử tại tòa án quốc tế, với bản án chắc chắn là tử hình.

{keywords}
Các bị cáo tại một phiên xử của tòa án quân sự quốc tế Nuremberg năm 1945. Hàng đầu gồm Hermann Goering, Rudolf Hess, Joachim Von Ribbentrop, Wilhelm Keitel và Ernst Kaltenbrunner. Hàng sau gồm Karl Doenitz, Erich Raeder, Baldur von Schirach và Fritz Sauckel. Ảnh: History.com

24 quan chức Đức Quốc xã khác phải ra hầu tòa tại Nuremberg vì hàng loạt cáo buộc, bao gồm các tội ác chống hòa bình (lên kế hoạch và xúc tiến những cuộc chiến vi phạm các hiệp ước quốc tế); các tội ác chống nhân loại (trục xuất, thảm sát và hủy diệt các chủng tộc); các tội ác chiến tranh (những hoạt động vi phạm “các quy tắc” chiến tranh được đặt ra sau Thế chiến thứ nhất và trong các thỏa thuận quốc tế sau đó) và âm mưu thực hiện bất kỳ hoặc toàn bộ 3 tội ác kể trên.

Với Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô, mỗi nước có quyền cử một chánh án chính và một chánh án dự khuyết, luân phiên giữ vai trò chủ tọa các phiên xử. Ngoài ra, hơn 10 nước châu Âu có liên can đến Thế chiến thứ hai, cũng gửi các thẩm phán tham gia quá trình xét xử.

Trưởng công tố viên tại tòa Nuremberg là Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ Robert H. Jackson, người được Tổng thống Harry S. Truman yêu cầu lập ra một cơ cấu tố tụng. Khi ra hầu tòa, các bị cáo được sắp xếp ngồi theo hai hàng ghế và có tai nghe riêng để theo dõi các lời tranh biện và phán xử được dịch tức thời sang tiếng mẹ đẻ.

Tòa quân sự quốc tế ở Nuremberg đã tiến hành tổng cộng 216 phiên xử các bị cáo Đức Quốc xã trong gần 1 năm, sử dụng hàng triệu trang tài liệu, hồ sơ, bằng chứng video, hình ảnh và triệu tập vô số nhân chứng sống. Mọi lời biện hộ từ phía các bị cáo đều bị bác bỏ.

Ngày 1/10/1946, tòa công bố các phán quyết cuối cùng đối với 22 trong tổng số 24 bị cáo (2 bị cáo vắng mặt gồm một kẻ tự sát trong buồng giam và một kẻ được kết luận là không còn đủ sức khỏe tâm thần).

{keywords}
Chấn động vụ xử tội ác của các lãnh đạo Đức Quốc xã

Trong đó, 12 bị cáo lĩnh án tử hình bằng cách treo cổ, bao gồm cả Julius Streicher, quan chức phụ trách tuyên truyền, xuất bản tờ Der Stürmer; Alfred Rosenberg, kẻ có tư tưởng bài Do Thái từng giữ chức Bộ trưởng Các vùng lãnh thổ miền đông bị chiếm đóng; Joachim von Ribbentrop, Bộ trưởng Ngoại giao; Martin Bormann, Bí thư Đảng Quốc xã và Hermann Göring, Tư lệnh Không quân kiêm lãnh đạo Mật vụ Gestapo.

Riêng trường hợp bị cáo Bormann, tòa đã phải xét xử và kết án hắn vắng mặt. Lí do vì, Bormann được tin đã thiệt mạng trong lúc cố thoát khỏi boong ke của Hitler vào cuối cuộc chiến, nhưng mãi đến năm 1973 các cơ quan điều tra của quân đồng minh mới chính thức tuyên bố hắn đã chết.

{keywords}
Bị cáo Goering khi ra hầu tòa năm 1946. Ảnh: Telegraph

Ngoài ra, mặc dù trong toàn bộ quá trình xét xử và chờ thi hành án luôn có người canh gác trước cửa mỗi buồng giam, nhưng bị cáo Goering vẫn tìm cách có được một ống chứa thạch tín đưa lậu vào trong xà lim. Chiều ngày 15/10/1946, hắn đã uống thuốc độc tự tử và chết trước thời gian hành quyết vài giờ đồng hồ. Viên tư lệnh Không quân Đức Quốc xã này trước đó từng đưa đơn xin được xử bắn để giữ danh dự quân đội, nhưng bị từ chối.

10 trong số 12 bị cáo bị kết án tử đã phải lên giá treo cổ vào ngày 16/10/1946. Trong khi đó, các bị cáo còn lại bị kết án từ 10 năm tù giam đến chung thân.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Hải chiến đẫm máu ở châu Âu

Ngày này năm xưa: Hải chiến đẫm máu ở châu Âu

Ngày 11/11/1940, Hải quân Anh bất ngờ tấn công đội tàu chiến Italia tại cảng Taranto. Trận đánh úp ác liệt được ví von như trận "Trân Châu Cảng của châu Âu".

Ngày này năm xưa: Bê bối bầu cử chấn động lịch sử Mỹ

Ngày này năm xưa: Bê bối bầu cử chấn động lịch sử Mỹ

Ngày 7/11/2000, cả nước Mỹ đi bỏ phiếu bầu tổng thống. Song, không ai ngờ, sự kiện rốt cuộc lại trở thành bê bối nghiêm trọng nhất lịch sử bầu cử Mỹ.

Ngày này năm xưa: Án tử cho Saddam Hussein - 'Một trò chơi chính trị'?

Ngày này năm xưa: Án tử cho Saddam Hussein - 'Một trò chơi chính trị'?

Ngày 5/11/2006, Tòa án của chính phủ lâm thời Iraq tuyên án tử hình cựu Tổng thống Saddam Hussein vì vụ thảm sát 148 người Hồi giáo Shi'ite tại Dujail năm 1982.