Vào cuối Thế chiến 2, theo lệnh Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, máy bay B-29 "Enola Gay" của quân đội nước này thả quả bom nguyên tử Little Boy xuống trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật Bản, lúc 8h15 ngày 6/8/1945 (giờ địa phương), gây cảnh tượng tang tóc với hệ lụy kéo dài nhiều năm sau đó.
Clip vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima:
Quả bom Little Boy có chiều dài 3m, đường kính 71cm và trọng lượng 4.000kg. Quả bom này chứa khoảng khoảng 60kg Uranium 235, với sức công phá tương đương 13-16 nghìn tấn thuốc nổ TNT.
Chiếc B-29 mang tên Enola Gay và phi hành đoàn, những người thả quả bom nguyên tử Little Boy xuống Hiroshima 1945. |
Tại thời điểm bị đánh bom, Hiroshima là thành phố quan trọng cả về quân sự và công nghiệp.
Hiroshima trước và sau khi bị ném bom. |
Little Boy phát nổ cách mặt đất khoảng 600m, giết chết ít nhất 90.000 người ngay lập tức và hủy diệt tới 90% nhà cửa ở Hiroshima. Bức xạ và sóng nén áp suất cao lan tỏa ra các phía, thiêu sống dân thường và gia súc. Trong nháy mắt, các tòa nhà và xe cộ chảy nhão. Gần như toàn bộ cấu trúc thành phố bị phá hủy thành tro bụi. Tất cả những chiếc đồng hồ được tìm thấy đều "chết" lúc 8h15’, thời điểm quả bom phát nổ.
Khoảnh khắc quả bom phát nổ. |
Hiroshima tang tóc... |
... và điêu tàn. |
Những người may mắn sống sót không hay biết họ bị nhiễm xạ ở mức nguy hiểm chết người. Do vậy, nhiều nạn nhân tiếp tục qua đời những ngày sau đó trong tình trạng tóc rụng, máu chảy ra từ mũi, miệng, tai.
Ba ngày sau khi ném bom Hiroshima, Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ 2 mang tên Fat Man (Gã Mập) xuống thành phố Nagasaki. Ước tính, vụ nổ đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 140.000 người ở Hiroshima và 74.000 người ở Nagasaki.
Nagasaki sau vụ nổ như một nghĩa địa khổng lồ không bia mộ. |
Vào ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng khối Đồng minh vô điều kiện và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2/9/1945, chính thức chấm dứt Thế chiến 2. Vai trò của hai vụ nổ đối với việc Nhật Bản đầu hàng và những lập luận giải thích cho việc Mỹ thả bom là một chủ đề gây bàn cãi kéo dài.
Ở Mỹ, đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng của các bên tham chiến. Ngược lại, ở Nhật, dư luận cho rằng đó là hành vi trái đạo đức, và về mặt chiến thuật quân sự, ném bom là không cần thiết và không thể biện minh.
Thanh Hảo
Ngày này năm xưa: Châm ngòi chiến tranh Vùng Vịnh
Ngày 2/8/1990, Iraq bắt đầu tiến đánh Kuwait, châm ngòi nổ Chiến tranh Vùng Vịnh, cuộc xung đột lớn đầu tiên trên thế giới kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Ngày này năm xưa: Bùng nổ Đại chiến cướp mạng sống 20 triệu người
Ngày 1/8/1914, chiến tranh thế giới lần thứ 1 bùng nổ. Đây là “cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến” vì con số thương vong và phá huỷ mà nó gây ra.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch máy bay Thái đâm vào núi
Chuyến bay quốc tế số hiệu 311 của hãng Thai Airways cất cánh từ sân bay Don Mueang của Thái Lan đã đâm vào núi khi đang hành trình tới Kathmandu khiến 113 người chết.
Ngày này năm xưa: Chiến hạm Mỹ bị đánh chìm thảm bại
Đêm 30/7/1945 đã đánh dấu một thảm kịch tồi tệ nhất đối với Hải quân Mỹ khi tuần dương hạm USS Indianapolis (CA-35) bị đánh chìm ở Thái Bình Dương.
Ngày này năm xưa: Mẫu hạm Mỹ rực cháy ngoài khơi Việt Nam
Ngày 29/7/1967, hỏa hoạn chết người bùng lên trên siêu tàu sân bay đầu tiên trên thế giới - chiếc USS Forrestal, đậu ở ngoài khơi Việt Nam, làm 134 quân nhân thiệt mạng.