Cụ thể, Đường sách Nguyễn Văn Bình lắp đặt không gian Toa tàu tương lai với thiết kế hiện đại, sang trọng; Đường sách Tết Nguyễn Huệ lần đầu có trạm trải nghiệm Sách không chữ dưới dạng thư viện mini không gian mở. 

{keywords}
Người trẻ trải nghiệm nghe sách nói tại Đường sách Tết Nguyễn Huệ, TP.HCM.

Tại đây, người dân có thể nghe miễn phí nhiều đầu sách nói có bản quyền với trang thiết bị hiện đại. Mặt khác, không gian hiện đại, bắt mắt của hai điểm nghe sách nói cũng thích hợp để người tham quan Đường sách ngày xuân nghỉ ngơi, thư giãn hoặc chụp ảnh lưu niệm.

Trong đợt giãn cách xã hội kéo dài tại TP.HCM cũng như các tỉnh/thành tại Việt Nam trong năm 2021, thói quen và nhu cầu đọc sách của người dân thay đổi, kéo theo sự tăng trưởng của mảng sách nói. Những năm gần đây, xuất bản phẩm điện tử đã được nhìn nhận là tương lai của ngành xuất bản. Theo khảo sát của We are social tại thị trường Việt Nam, năm 2020 có 40% dân số trưởng thành - gần 30 triệu người - từng sử dụng dịch vụ audio content (gồm sách nói, podcast và radio) trên mạng. 

Từ đó, Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM có chủ trương trưng bày loại hình này ở đường sách Tết, thu hút người dân và người trẻ nói riêng, khuyến khích phát triển văn hóa đọc một cách mới mẻ, hấp dẫn. 

{keywords}
Một người dân nghe sách nói tại Đường sách Nguyễn Văn Bình TP.HCM.

Anh Lê Hoàng Thạch - đại diện Voiz FM, người mang đến hai điểm nghe sách nói miễn phí tại Đường sách - nói: "Với Toa tàu tương lai và trạm Sách không chữ, tôi hi vọng người dân sẽ có thêm điểm đến mới mẻ, thú vị khi tham quan Đường sách ngày xuân. Mọi người có thể nghe miễn phí những tựa sách nói bán chạy nhất, chất lượng nhất tại đây".

Anh Thạch nói thêm, hai không gian nghe sách nói miễn phí bảo đảm vấn đề bản quyền để người nghe có trải nghiệm tốt nhất. "Việc ra mắt hai điểm nghe sách này góp phần thúc đẩy vấn đề bản quyền sách nói vốn đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Tôi tin người trẻ rất yêu sách, sẽ ủng hộ đọc sách có bản quyền", anh cho hay.

Cẩm Loan

Chuyển đổi số nhìn từ hội sách lớn nhất thế giới

Chuyển đổi số nhìn từ hội sách lớn nhất thế giới

Sách nói - Audiobook và Podcast không chỉ là xu hướng mà đang trở nên không thể thiếu trong ngành công nghiệp xuất bản. Dịch bệnh khiến các hiệu sách đóng cửa nhưng hoạt động sách trực tuyến lại diễn ra vô cùng sôi nổi.