- Chiều 2/12, rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Như Quỳnh, Thanh Vân, Hoàng Nhuận Cầm, Minh Châu, nhà văn Nguyễn Khắc Phục... đã có mặt tại Hãng phim truyện VN để thể hiện sự bức xúc khi ngôi nhà truyền thống của Hãng đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Tạm đình chỉ vụ án thất thoát 44 tỷ ở Cục Điện ảnh
Chủ tịch Hội điện ảnh bị gác lại danh hiệu NSND?
Nhà truyền thống biến thành bến neo đậu xuồng cứu hộ
Ngôi nhà truyền thống của Hãng phim truyện VN nằm trọn trong quy hoạch làm bến neo đậu. |
Cách đây vài ngày, nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc đã gọi điện cho phóng viên VietnamNet để bày tỏ sự bức xúc về vụ việc BQL Hồ Tây cho đóng cọc, đổ bao cát xuống lòng hồ xung quanh nhà thủy phi cơ thuộc quyền sở hữu của Hãng phim truyện VN nay đang được dùng làm nhà truyền thống của Hãng. Nhà thủy phi cơ trước đây còn được gọi nhà Vọng Ba Lâu từng được Hãng cho thuê. Tới năm 2007, khi còn chưa hết hạn hợp đồng, ông Giám đốc Hãng khi đó đã ký cho thuê thêm hơn chục năm nữa, tới tận năm 2018 mà chẳng ai biết.
Mặc dù vậy thời gian qua ngôi nhà
này dược dùng làm nhà truyền thống, nơi trưng bày những giải thưởng, những bức
ảnh lịch sử của các nghệ sĩ và những bộ phim kinh điển của điện ảnh VN. Tuy
nhiên, không hiểu vì lý do gì, ngôi nhà thiêng của các nghệ sĩ nay lại nằm gọn
trong quy hoạch Công trình Xây dựng bến thủy nội địa neo đậu xuồng cứu hộ trên
Hồ Tây khiến rất nhiều nghệ sĩ bức xúc. Một phần của ngôi nhà điện ảnh thiêng
liêng của các nghệ sĩ điện ảnh VN, nơi sản sinh ra những bộ phim đầu tiên của
điện ảnh dân tộc đang bị xâm hại nghiêm trọng.
NSND Thanh Vân, PGĐ Hãng phim truyện VN chủ trì cuộc họp báo. |
Được biết, trong các ngày từ 14-17/11, BQL Hồ Tây đã tiến hành xây dựng Bến tàu tại khu nhà thủy phi cơ, là tài sản của Hãng phim truyện VN, vốn được Nhà nước giao quản lý và sử dụng từ năm 1954 đến nay. Đây là nơi đã chứng kiến các sự kiện lịch sử của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam, là nơi Bác Hồ cũng như nhiều đồng chí lãnh đạo như TBT Lê Duẩn, Chủ tịch Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng... đã đến chỉ đạo và động viên các nghệ sĩ điện ảnh thực hiện các bộ phim như Chung một dòng sông, Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội, Hà Nội...
Trong lúc nhiều nghệ sĩ đang say sưa đọc tham luận tại các hội thảo trong Liên hoan phim quốc tế Hà Nội thì nhiều nghệ sĩ khác phải đứng ra để ngăn cản bên thi công không được xâm hại một phần ngôi nhà điện ảnh thiêng liêng của mình. Trong những ngày cuối tuần vừa qua, Hãng phim truyện VN đã đón rất nhiều nghệ sĩ gạo cội trở lại và kịp ghi lại ý kiến của họ. Chưa có một lá đơn kiến nghị tập thể được viết ra với chữ ký của họ giống lá đơn kiến nghị liên quan đến vụ thất thoát hơn 40 tỉ đồng ở Cục Điện ảnh năm ngoái nhưng rất nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng trực tiếp hoặc cho ý kiến bằng thư tay để kêu cứu.
Tại sao nghệ sĩ chúng tôi lại phải làm những việc đau lòng như vậy?
Cọc tre và bao cát được huy động để "quây" nhà truyền thống của Hãng những ngày qua. |
Trong những ngày qua, Hãng phim truyện VN cũng đã gửi công văn đến khắp nơi, từ các cơ quan báo chí đến đến Giám đốc Công an TP.HN, Thành ủy TP.HN, UBND TP.HN, Bộ VHTTDL. Một cuộc gặp gỡ bất thường một số đại diện của các cơ quan báo chí cũng đã được tổ chức tại ngay ngôi nhà Thủy phi cơ chiều 2/12 để thể hiện sự búc xúc cũng như tổn thương của các nghệ sĩ đã nhiều năm gắn bó với Hãng. NSND, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết toàn bộ hồ sơ, băng ghi hình ý kiến cũng như bản kiến nghị của các nghệ sĩ sẽ được Hãng gửi lên Chủ tịch nước, Tổng Bí Thư ngay đầu tuần tới.
NSND Hải Ninh, NBK Hoàng Nhuận Cầm, NSND Như Quỳnh, NSƯT Minh Châu, Mai Châu, nguyên Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam như Lê Đức Tiến, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Nguyễn Kim Cương đều bức xúc lên tiếng phản đối sự việc này. Đạo diễn Thanh Vân đã nhiều lần nghẹn lời và rơi nước mắt khi chủ trì cuộc gặp gỡ với báo giới và nghệ sĩ chiều 2/12. Đạo diễn "Đời cát" nghẹn ngào nói: "Di sản của Hãng đang có nguy cơ bị tước đoạt. Tôi muốn cất lên một tiếng nói về sự tồn vong của Hãng phim truyện VN". Diễn viên Minh Châu cũng nói trong nước mắt: "Tôi thấy đau lòng vì thấy 1 lá đơn kiến nghị về sự việc này. Tại sao nghệ sĩ chúng tôi lại phải làm những việc đau lòng như vậy".
Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm cảnh báo: "Đừng để xảy ra vụ việc như ở chùa Trăm Gian, đây không chỉ là tài sản của Hãng phim truyện Việt Nam mà còn là bàn thờ của điện ảnh dân tộc". Nghệ sĩ Mai Châu thì coi đây là một nơi rất thiêng liêng. Trong khi Đạo diễn, NSND Hải Ninh thì chia sẻ ông thậm chí còn muốn đề nghị biến nơi đây thành di tích lịch sử quốc gia vì đã đẻ ra cả một nền điện ảnh của dân tộc. Do vậy, nghệ sĩ Nguyễn Kim Cương, nguyên Giám đốc Hãng phim truyện VN nêu quyết tâm "bằng mọi cách phải bảo vệ nhà thủy tạ này".
Coi khinh các giá trị văn hóa
Khi các nghệ sĩ phản ứng thì họ nhận được câu trả lời rằng việc bao cọc và đặt bao cát chưa xâm hại đến công trình của Hãng. Song việc làm này rõ ràng làm ảnh hưởng đến cảnh quan của Hồ Tây thì ai cũng thấy. |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục thì bức xúc: "Một chuyện hệ trọng thế này mà Bí thư thành ủy và Chủ tịch thành phố đều không có ý kiến. Từ đây lên tới UBND TP thì bao xa, mấy cây số. Tôi thấy tình trạng này là coi khinh các giá trị văn hóa. Cả một nền điện ảnh bị xâm phạm. Tại sao các văn nghệ sĩ lại phải mếu máo thế này. Không phải chúng ta đang bảo vệ một góc của Hãng phim truyện Việt Nam mà chúng ta đang phải bảo vệ những giá trị to lớn. Tại sao người ta lại đối xử với di sản của một đất nước như thế này".
Gần đây nhất, ngày 26/11, Hãng phim truyện VN đã tiếp tục gửi công văn đến Bộ VHTTDL về việc UBND Quận Tây Hồ ra quyết định thu hồi hạng mục nhà phi cơ do đơn vị quản lý và đề nghị Bộ có biện pháp can thiệp kịp thời với các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến tận chiều 2/12 Hãng vẫn chưa nhận được công văn trả lời từ Bộ.
Trước câu hỏi của phóng viên VietNamNet: Tại sao lãnh đạo Hãng không gửi công văn và đơn kiến nghị trực tiếp cho Bộ trưởng hoặc lên Bộ xin gặp trực tiếp lãnh đạo để trình bày sự việc? Lãnh đạo Hãng phim truyện VN cho biết việc gặp Bộ trưởng rất khó và phải xin qua công văn. Ngày 26/11 do Bộ trưởng đi Tây Ninh nên đến ngày 28/11 mới chuyển được công văn tới tận tay Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh. Câu hỏi đặt ra là trong khi Bộ trưởng đều tham dự cả hai sự kiện khai mạc (25/11) và bế mạc (29/11) LHP quốc tế Hà Nội thì tại sao các nghệ sĩ của Hãng phim truyện VN không trực tiếp xin gặp Bộ trưởng ngay để trình bày vụ việc.
Phóng viên VietNamNet có hỏi nhà
quay phim Lý Thái Dũng về việc Hãng có báo vụ việc này cho người đứng đầu ngành
điện ảnh hay không và TS Ngô Phương Lan đã viết vụ việc này chưa? Nhà quay phim
Lý Thái Dũng cho hay có thể bây giờ TS Lan mới biết đến việc này của Hãng, thời
gian qua do nghĩ TS bận với việc tổ chức LHP quốc tế Hà Nội nên Hãng không muốn
làm phiền bà về việc này.
TS Ngô Phương Lan (thứ 2 từ trái qua) cùng nghệ sĩ Như Quỳnh (thứ 2 từ phải qua) tại đêm bế mạc LHP quốc tế Hà Nội 29/11. |
Chiều 2/12, VietNamNet đã liên lạc với Cục trưởng Cục Điện ảnh và TS Ngô Phương Lan cho biết bà chưa được nghe báo cáo trực tiếp về sự việc diễn ra ở Hãng phim truyện Việt Nam nhưng mới được biết thông tin. TS Lan cho hay bà sẽ chủ động hỏi Hãng phim truyện VN về vụ việc này và sẽ lưu ý trong cuộc họp giao ban trên Bộ VHTTDL ngày 3/12.
Hạnh Phương
Ảnh: Nguyễn Hoàng