- Trước làn sóng tranh cãi không dứt về áo dài cách tân - trào lưu hot nhất dịp Tết vừa qua, Hoa hậu Ngọc Hân, NTK Đức Hùng, MC Phan Anh đã lên tiếng.

Trong dịp Tết cổ truyền Đinh Dậu, những mẫu áo dài cách tân đã trở thành trang phục phổ biến hơn cả. Từ những em nhỏ, các thiếu nữ cho đến những người phụ nữ đã lên chức bà, chức mẹ…đều xúng xính diện những mẫu áo dài với kiểu dáng năng động, trẻ trung. Việc mặc áo dài du xuân cần phải được khuyến khích.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không nên diện áo dài với quần bó, váy xòe, làm mất đi vẻ đẹp thanh lịch, gợi cảm của trang phục truyền thống. Nặng nề hơn, họ cho rằng đó là một sự ngược đãi áo dài, bôi nhọ những giá trị cổ truyền.

{keywords}

NTK Đức Hùng nhận xét dưới góc độ chuyên môn: “Theo tôi, áo dài cách tân mới có thể phát triển. Cách tân để phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi, sở thích của mỗi người, để hội nhập trong một xã hội hiện đại không ngừng đổi mới. Tuy nhiên, sự cách tân đó phải có tính phát huy và kế thừa những nét đẹp truyền thống vốn có của chiếc áo dài dân tộc. Áo phải dài đúng quy định, quá đầu gốc và kết hợp với quần. 

Theo quan điểm cá nhân, áo mọi người cho là mặc với váy đụp, váy trùm đó không phải là áo dài Việt Nam hay áo dài cách tân mà đơn thuần là áo thời trang. Tôi thấy không ít người hưởng ứng mặc quần áo như vậy vào ngày lễ, Tết. Điều đó làm cho tà áo dài Việt Nam trong mắt mọi người, đặc biệt là những du khách nước ngoài không còn đẹp, lung linh và duyên dáng nữa. 

Theo tôi, những người trung niên cần mặc áo dài đậm chất truyền thống để giữ gìn nét đẹp dân tộc. Thế hệ trẻ với tư duy mới, tiến bộ, lối sống hiện đại nên và phù hợp với mặc áo dài cách tân để phát huy vẻ đẹp đó. Nó làm nên một bức tranh vừa có tính gìn giữ, kế thừa. Tôi ủng hộ và khuyến khích việc mặc áo dài, không chỉ trong dịp Tết nguyên đán mà cả trong những ngày trọng đại của đất nước như Tết độc lập 2/9, giải phóng miền Nam 30/4, giải phóng Thủ đô 10/10, và những ngày lễ 20/10, 8/3… Bên cạnh đó, áo dài nên được mặc trong những ngày trọng đại, ý nghĩa của gia đình như lễ mừng thọ, sinh nhật… Đó là việc cần thiết để giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của dân tộc”.

 {keywords}

MC Phan Anh, người khởi xướng phong trào mặc áo dài dịp Tết cổ truyền cho biết: "Với tôi, thời trang được phép thoả sức sáng tạo và đẹp hay xấu nó phụ thuộc vào thẩm mỹ, quan niệm của mỗi người. Chuyện áo dài cách tân thực ra không có gì đáng bàn nếu những người thiết kế, người mặc hiểu rõ nét đặc trưng của nó, và hiểu rõ bối cảnh không gian văn hoá mà mình mặc. Nhưng việc nhiều bạn gái đã mặc một trang phục xuất xứ từ Trung Quốc và gọi đấy là áo dài cách tân tôi cho là một sự nhầm lẫn nghiêm trọng và cần phải lên tiếng để bảo vệ nét đẹp văn hoá của tà áo dài truyền thống Việt Nam. Ai thích mặc cứ mặc, đó là quyền của họ, song không thể thiếu hiểu biết mà xúc phạm tà áo dài Việt.

Tôi rất vui khi lời kêu gọi "Tết này ta mặc áo dài" đã được hưởng ứng mạnh mẽ trong năm nay. Đặc biệt có rất nhiều bạn nam đã mặc nó trong những ngày Tết. Đó là sự đồng cảm đáng trân trọng vì điều đó chứng tỏ mỗi người đều có trong tim mình một điều muốn giữ gìn và bảo vệ nét văn hoá riêng của Việt Nam. Tôi chỉ tiếc là mình chưa có đủ thời gian để cùng mọi người tổ chức những hoạt động cụ thể hơn nữa để tôn vinh và cổ vũ việc mặc áo dài. Chuyện những ngày lễ như 8/3, 20/10 phụ nữ vẫn có thói quen mặc áo dài, bây giờ chỉ cần mọi người cùng động viên chị em là được thôi! Tôi chưa có kế hoạch gì cụ thể". 

 {keywords}

Hoa hậu Ngọc Hân cho hay: “Tôi nhìn nhận sự việc này giống với hiện tượng áo dài Le Mur của họa sĩ Cát Tường trong những năm 30 của thế kỷ trước. Khi có một điều gì đó mới mẻ, không giống với truyền thống, chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi và luồng dư luận trái chiều. Thời gian sẽ là câu trả lời xác đáng nhất. Nếu xu hướng đó tồn tại qua nhiều năm nữa, tức là đã được mọi người công nhận. 

Trong xã hội hiện đại như ngày nay, việc giữ gìn những nét đẹp cổ truyền là điều đáng quý. Chính vì vậy, khi thấy mọi người mặc áo dài du xuân, tôi cảm thấy rất vui. Hành động đó nên được khuyến khích, nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc trong một thế giới phẳng và hội nhập như hiện nay”.

Hương Hồ - Dương Di