Nhìn từ trên cao, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ nguyên nét đẹp đặc trưng của nông thôn Việt Nam xưa với không gian xanh, những ngôi nhà mái ngói đỏ, tường đá ong.

{keywords}

Làng cổ Đường Lâm nằm bên quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh, nơi con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai, huyện Ba Vì, qua xã Đường Lâm vào thị xã Sơn Tây (Hà Nội).

{keywords}

Các con đường vào làng nhỏ hẹp, uống lượn như những dòng suối chảy.

{keywords}

Đường Lâm được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 2005. Cổng làng là một trong những góc thơ mộng nhất với cây đa, bến nước, đầm sen, ao bèo, ruộng lúa... đặc trưng của nông thôn Việt Nam.

{keywords}

Xã Đường Lâm gồm 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Cam Lâm, với 99 ngôi nhà cổ có giá trị, gần 1.000 ngôi nhà truyền thống (mái ngói, tường đá ong hoặc gạch…) và nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng.

{keywords}

Làng Mông Phụ là nơi còn giữ nguyên được nét đẹp cổ xưa với nhà mái ngói đỏ, xen giữa là những lùm cây xanh. Các ngôi nhà được xây thêm tầng với mái tôn thông thường thuộc về các làng giáp ranh của xã Đường Lâm.

{keywords}

Phần lớn người dân Đường Lâm ý thức được giá trị văn hóa của làng mình. Họ biết rõ vẻ đẹp trầm mặc cổ kính của những ngôi nhà cổ đang thu hút khách du lịch từ mọi nơi đổ về

{keywords}

Các chi tiết làm nên linh hồn của làng là các bức tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.

{keywords}

Trong làng còn nhiều giếng nước cổ các kích cỡ, từ nhỏ đến to, trong sân và ngoài đình.

{keywords}

Ngay cả những ngôi nhà được tu bổ, tôn tạo lại, thậm chí đập bỏ xây mới nhiều hộ dân vẫn cho xây theo kiến trúc cổ xưa để phù hợp với văn hóa của làng.

{keywords}

Đường ngõ trong làng đều là ngõ cụt để đề phòng trộm cướp. Thông thường các nhà đều có cửa bí mật và đường tắt ra sân đình.

{keywords}

Đường Lâm đang là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Bắc Bộ bởi những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt.

(Theo Zing)