Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, ngôi trường này có thể trông giống như một trường trung học phổ thông hiện đại bình thường, nhưng bên trong đó là một câu chuyện khác.
Trường Ørestad Gymnasium tại Đan Mạch được mở cửa vào năm 2007 không có bất kỳ một bức tường nào cả. Không gian chỉ được vạch ranh giới một cách lỏng lẻo bằng những đường viền có thể vượt qua dễ dàng.
Hiệu trưởng trường cho biết: “Rất nhiều học sinh của tôi nói rằng, các em không cảm thấy bị mắc kẹt trong những căn phòng học chật hẹp và đầy trói buộc. Nhiều em cũng nói rằng các em tập trung hơn bởi các em không còn phải bận tâm đến chuyện khi nào mình mới được ra ngoài, khi nào mới được ra khỏi lớp… Điều khiến cho trường học của chúng tôi trở nên độc đáo chính là môi trường học tập mở và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”.
Bạn sẽ phải tổ chức lớp học ở nơi học sinh đang hoạt động. Và cách để giáo viên làm được điều đó là xây dựng một lớp học riêng mà không thể áp dụng với phương pháp dạy truyền thống.
Giáo viên sẽ phải làm điều gì đó khác biệt bên trong ngôi trường này. Ít nhất, 1/3 số bài giảng được diễn ra ở những khu vực không gian mở.
Những học sinh này đang trong khu vực học theo nhóm. Giáo viên tâm lý yêu cầu các em tìm hiểu về các loại căng thẳng khác nhau. Sau đó, tạo ra một trò chơi để họ chia sẻ về những gì mà mình đã học được.
Giáo viên tâm lý học trong trường cho biết: “Tôi sẽ phải làm cho mình trở nên khác biệt và năng động hơn. Vì thế, chúng tôi sẽ phải thiết kế bài giảng trước khi bước vào lớp học. Bạn thấy đấy, lúc nào cũng có người đi qua lớp học, tiếng ồn thì luôn hiện hữu. Chính vì thế, bạn sẽ phải đảm bảo rằng các học sinh đang làm theo những gì mình muốn”.
Trường học cũng có khu vực chiếu video, một phòng để các em nghỉ ngơi thư giãn và một không gian linh hoạt cho các loại hình học tập khác nhau. Rõ ràng, học sinh ở đây không hề muốn quay trở lại phong cách lớp học truyền thống.
Cầu thang là tiêu điểm của tòa nhà và là biểu tượng của trường học. Học sinh ở đây có thể trò chuyện, gặp gỡ bạn bè và có thể tập thể dục khi đi lên đi xuống cầu thang.
Ba khu vực hình cầu được sử dụng để nghỉ ngơi, thư giãn giữa các buổi học. Trong khi một số học sinh khác sử dụng nó để học tập ngoài giờ.
Một học sinh cho biết: “Em chọn trường học này đầu tiên là để nghiên cứu tâm lý học, em nghĩ nó sẽ rất thú vị. Nhưng khi đến trường, em thấy kiến trúc và cách xây dựng rất độc đáo. Những lớp học mở và cách bọn em làm việc ở đây thực sự rất tuyệt”.
Một giáo viên về Nghiên cứu xã hội cho hay: “Học sinh ở đây sử dụng tài liệu học điện tử và trong khi đang học theo nhóm, giáo viên sẽ giảm sát học sinh từ màn hình máy tính. Đôi khi các em có thể vượt quá giới hạn của lớp học và tạo ra tiếng ốn quá lớn”.
“Nhưng đó là lý do tại sao chúng tôi làm việc rất nhiều trên internet và giao tiếp với nhau thông qua internet. Vì thế, chúng tôi sẽ không phải trò chuyện trực tiếp quá nhiều và có thể trao đổi với nhau ở khoảng cách xa. Do đó, tiếng ồn sẽ được giảm xuống mức thấp nhất và nó sẽ không phải là vấn đề ảnh hưởng lớp học”.
A.B (Theo WISE Chanel)
Các nước Bắc Âu tạo niềm vui học tập cho học sinh như thế nào?
Các hiệu trưởng, chuyên gia của Phần Lan và Đan Mạch đã chia sẻ kinh nghiệm về quản lý giáo dục trong giai đoạn đổi mới, nhằm tạo niềm vui học tập cho học sinh.