Theo thống kê của UBND huyện Hải Hậu, trên địa bàn huyện có 615 phương tiện khai thác thủy sản; trong đó, tàu cá xa bờ 204 chiếc; tàu và phương tiện khai thác gần bờ 411 chiếc. Đến nay, các phương tiện tàu, thuyền đã được kêu gọi về nơi tránh trú an toàn.

W-Bão số 3 Nam Định_7.jpg
Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Lê Minh Hoan và Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định Phạm Gia Túc kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định.

UBND huyện cũng đã thông báo và triển khai phương án di chuyển toàn bộ số ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản trên biển khoảng 2.000 người, số lao động đang nuôi trồng thủy sản ngoài đê và tham gia dịch vụ 285 người, tập trung ở khu du lịch Thịnh Long 160 người, khu nhà thờ đổ Hải Lý 75 người; lao động nuôi thủy sản ngoài đê 50 người vào nơi tránh trú bão an toàn

W-Bão số 3 Nam Định_1.jpg
Tại Cảng cá Ninh Cơ, thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu), các ngư dân hối hả chằng buộc tàu thuyền, di chuyển ngư cụ lên bờ.
W-Bão số 3 Nam Định_2.jpg
Anh Đỗ Văn Tiến - thuyền viên tàu NDD92979 TS cho biết: “Sau khi nhận thông báo, tôi cùng các anh em trên tàu di chuyển về cảng cá Ninh Cơ tránh trú, hiện tại chúng tôi đang chằng, buộc, kiểm tra tàu”.
W-Bão số 3 Nam Định_8.jpg
Lãnh đạo Cảng cá Ninh Cơ cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có 145 phương tiện tàu, thuyền cập bến an toàn, hiện tại Cảng cá đã không còn nơi neo đậu, các phương tiện đến đây tránh trú được hướng dẫn đi sâu vào nội địa.

W-Bão số 3 Nam Định_6.jpg
Ông Trần Văn Thúy - ngư dân xã Hải lý (huyện Hải Hậu) gấp rút chằng buộc lại tàu trước khi bão đổ bộ.
W-Bão số 3 Nam Định_4.jpg
Ông Nguyễn Văn Năng - ngư dân tại xã Hải Triều (huyện Hải Hậu) cho biết, ông đã vào bờ được 3 ngày. 

Để phòng tránh, giảm thiểu tối đa do bão gây ra, ngay từ sáng nay, người dân các huyện ven biển tỉnh Nam Định như: Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, đã bắt đầu cắt, tỉa các cây xanh xung quanh nhà. Một số hộ dân ở huyện Giao Thủy có nhà lợp bằng mái tôn đã gia cố bằng cách dùng bao nilon bơm nước vào rồi xếp trên mái.

W-Bão số 3 Nam Định.jpg
Ông Mai Văn Thể, trú thị trấn Thịnh Long cho biết: “Qua truyền hình, báo đài tôi biết cơn bão số 3 rất phức tạp, để phòng, tránh những rủi ro, thiệt hại do bão, tôi và người dân ở tổ dân phố đã cắt, tỉa những cây xanh xung quanh nhà để tránh bị gãy, đổ vào nhà, đường dây điện…”.

Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản, UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm nhiệm vụ phòng, chống bão lũ ở mức cao nhất.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu: Lãnh đạo các huyện, thành phố đình hoãn những cuộc họp không thật cấp bách, phân công nhân sự xuống địa bàn trọng điểm để chỉ đạo triển khai, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ; đảm bảo an toàn công trình đê điều, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng…

Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống phát sinh theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Khẩn trương thu hoạch rau màu và thực hiện tốt việc tiêu rút nước đệm, nhất là vùng trũng thấp, vùng có khả năng tiêu nước kém. Hướng dẫn người dân bảo vệ các ao đầm nuôi trồng thuỷ sản.

Để chủ động ứng phó với bão, UBND tỉnh yêu cầu cấm các phương tiện ra khơi, cấm hoạt động vui chơi trên biển, tắm biển từ 6h ngày 6/9; đồng thời kiểm đếm, kêu gọi chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển, chủ cơ sở nuôi trồng thuỷ sản; người dân vùng cửa sông, ven biển, chòi canh vào nơi tránh trú an toàn trước 11h hôm nay.