Xếp hàng dài xin chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là địa điểm mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân lại tới xin chữ đầu năm. Đó là nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của người Việt, bắt nguồn từ sự hiếu học, trọng chữ và trọng tri thức.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, trưa ngày 29/1 (tức mùng 8 Tết), nhiều gia đình đổ về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thăm quan và xin chữ thư pháp.
Người dân xếp hàng mua vé vào thăm quan di tích.
Trẻ nhỏ theo cha mẹ tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Nhiều gia đình đưa con em đến đây thành kính cầu xin cho một năm học hành thành đạt.
Xoa tay vào đôi hạc tại chính điện để cầu may.
Tại khu vực viết thư pháp có rất nhiều người tới xin chữ.
Ông Nguyễn Văn Nguyên là thầy đồ cho chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhiều năm nay. Ông cho biết, tại đây có hơn 10 thầy đồ, những ngày đầu xuân, mỗi người viết khoảng 100 tác phẩm/ngày. "Tục lệ xin chữ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Bên trong mỗi chữ vừa ẩn chứa sự linh thiêng, vừa mang đến cho người xem ý nghĩa sâu xa. Việc xin chữ sẽ giúp con người ta hướng về điều tốt", ông Nguyên nói.
Hai bạn trẻ Như Phương và Công Thành đã nhiều lần lên đây xin chữ, cho biết: "Năm nay chúng em thi đại học nên muốn lên xin chữ "Đạt" với mong muốn sẽ đỗ vào trường mình chọn. Em chỉ phải xếp hàng chờ khoảng 30 phút là đến lượt mình".
Đến khoảng 14h30, rất đông người đứng xếp hàng chờ mua phôi giấy để xin chữ.
Mỗi phôi giấy được bán với giá 120 nghìn đồng.
Du khách nước ngoài ngắm nhìn tác phẩm thư pháp mới xin được tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Hôm nay là ngày nghỉ Tết cuối cùng nên nhiều em học sinh tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám chụp ảnh, du xuân.