“Bỡ ngỡ” bữa cơm nhà tạm bợ mùa cách ly

“Nghe tin thành phố chuẩn bị giãn cách trên diện rộng nhưng tôi chẳng chuẩn bị gì vì đinh ninh các hàng quán vẫn bán mang về như đợt giãn cách hồi tháng 4 năm ngoái. Hoá ra hàng quán cũng phải đóng cửa hết, tôi thật sự hoang mang” - chị Thảo Vy, quận 3, TP.HCM kể.

Tương tự chị Vy, chị Thúy Thanh (nhân viên một công ty phần mềm có trụ sở ở quận 1, TP.HCM) cũng bày tỏ: “Tôi ở trọ căn hộ studio diện tích rất nhỏ nên không có bếp nấu trong phòng. Nghe tin hàng quán không được bán mang về, tôi phải lập tức chuẩn bị cả thùng mì ly và cái ấm điện đun nước để sẵn trong phòng.”

Chị Vy, chị Thanh là hai trong số rất nhiều người dân tại TP.HCM do đặc thù công việc hoặc không gian sinh hoạt hạn chế đã quen với việc ăn ngoài, hầu như không nấu ăn. Vậy nên khi nghe thông tin hàng quán cũng bị cấm cửa, không ít người lo lắng, chật vật.

{keywords}
Chẳng riêng chị Vi, chị Thanh, rất nhiều bạn trẻ cũng rơi vào tình cảnh tréo ngoe giữa mùa dịch vì trước giờ đều không quen với việc tự nấu cơm.

Đối với anh Quốc Hùng, giảng viên một trường ĐH ở TP.HCM, việc giãn cách theo Chỉ thị 16 còn khiến anh không khỏi lo lắng cho người thân ở đầu kia thành phố: “Tôi thì ở Phú Mỹ Hưng, quận 7, ba mẹ tôi thì ở quận 3. Ba mẹ lớn tuổi lại có bệnh nền nên tôi lo lắm, ra ngay “tối hậu thư” cho mẹ không được đi chợ nữa.”

“Anh nuôi” thời công nghệ 4.0

Nguồn cung thực phẩm khan hiếm, người dân lại phải ở yên trong nhà, hạn chế di chuyển, trách nhiệm đè lên vai những người vận chuyển là tài xế công nghệ. Anh Hoàng Long, nhân viên một cửa hàng tiện lợi trên đường Hai Bà Trưng, TP.HCM chia sẻ: “Từ ngày cả thành phố giãn cách vì dịch, khách hàng chính của chúng tôi là các tài xế công nghệ. Cửa hàng tiện lợi như chúng tôi “cháy” sạch mì tôm, phở gói, đồ ăn chế biến sẵn. Tuân thủ quy định giãn cách nên một lúc cửa hàng chỉ có thể tiếp số lượng rất ít tài xế, nhiều bác tài phải chôn chân chờ tới cả tiếng đồng hồ mới mua được hàng.”

{keywords}
Tài xế công nghệ trở thành “anh nuôi” bất đắc dĩ mùa dịch.

Chia sẻ về các “anh nuôi” 4.0 trong mùa dịch, chị Thúy Thanh cảm kích: “Mấy bác tài Gojek hay mua đồ ăn giùm tôi cẩn thận lắm, đeo khẩu trang nghiêm túc, đến nơi là xịt sát khuẩn kỹ càng. Chứng kiến số ca bệnh tăng lên từng giờ, tôi càng thấy biết ơn sự vất vả không quản ngại hiểm nguy của họ. Nhờ có các tài xế mà chúng tôi mới có thể duy trì được sinh hoạt tối thiểu hàng ngày trong khi ở nhà để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng!”

Không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống cho người dân TP.HCM bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, các tài xế công nghệ cũng “đắt hàng” không kém với dịch vụ vận chuyển hàng hoá như GoSend của Gojek. Anh Quốc Hùng cho hay, cũng trở thành một khách hàng quen thuộc của siêu ứng dụng Gojek: “Ra tối hậu thư cho mẹ không được ra ngoài nên mỗi lần đi siêu thị tôi sẽ mua luôn rồi đặt GoSend chuyển sang cho ba mẹ. Nhờ thế, hai ông bà vẫn đảm bảo đầy đủ thực phẩm, đồ dùng thiết yếu hàng ngày, mà cũng giảm được nguy cơ lây nhiễm bệnh.”

{keywords}
Nhờ các bác tài công nghệ, hàng ngàn đơn hàng cùng những món quà ấm tình đã được chuyển giao giữa những con người TP.HCM tuy phải xa mặt nhưng chẳng hề cách lòng.

Thấu hiểu sự vất vả hiểm nguy của lực lượng tài xế công nghệ giữa mùa dịch, không ít sự tương trợ, sẻ chia chân thành đã được gửi trao đến các bác tài. Anh Vương Hoài Đức, 41 tuổi, tài xế công nghệ Gojek tại TP.HCM nhớ lại: “Có nhiều người sau khi đặt đơn liên tục gọi mình rối rít. Không phải thúc giục, họ gọi vì sợ mình hủy đơn không giao. Nhiều khi giao đến nơi đã thấy khách đứng chờ sẵn rất lâu, còn tặng chai nước suối lạnh, ổ bánh mì, hay mớ rau nữa. Tự nhiên tôi thấy vui trong lòng, bao nhiêu khó nhọc cũng tan. Tôi đi giao hàng khắp nơi nên hiểu người dân khu phong tỏa thiếu thốn thế nào. Mình có thể đi ra ngoài mua đồ vẫn còn là may mắn. Chịu cực xếp hàng một chút thôi, nhưng mà khách vui và biết ơn lắm!”

Không chỉ có vậy, các bác tài công nghệ còn nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ hãng để thêm vững tay lái với nghề “làm dâu trăm họ” giữa mùa dịch. Anh Trí Trung, 35 tuổi, tài xế công nghệ Gojek ở TP.HCM cho biết: "Có những đơn hàng chỉ giao trong khoảng 500m, nay phải đi hơn 2 km để vòng qua khu vực bị phong tỏa. Đó là còn chưa kể lần nào mình cũng phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ. May thay bên hãng thấu hiểu nỗi vất vả của anh em tài xế nên có những hỗ trợ kịp thời. Cứ hoàn thành một đơn hàng GoFood là mình có thêm 5.000đ/đơn hàng, ngoài tiền cước phí. GoSend thì ít hơn chút nhưng bù lại số lượng đơn lại nhiều hơn. Mùa dịch có việc kiếm ra tiền, lại được hỗ trợ nữa thì còn gì quý hơn. Anh em tự bảo nhau cùng cố gắng, bởi ngay cả trong trường hợp xấu nhất bị dương tính hoặc đi cách ly tập trung, mình vẫn được Gojek hỗ trợ  lên tới 200 ngàn/ngày cách ly cơ mà.”

Nhờ các “chiến binh” công nghệ chẳng quản ngại hiểm nguy giữa mùa dịch, những món đồ dùng thiết yếu vẫn nhanh chóng được gửi trao mỗi ngày để duy trì nhịp sống cho thành phố mang tên Bác. Mong đại dịch sớm qua để các bác tài bớt vất vả, để người dân sớm được quay trở về với nếp sinh hoạt thường ngày.

Anh Thư