- Chị Phạm Thị Ngân - cái tên duy nhất của Việt Nam xuất hiện trong danh sách 121 lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2016 – chia sẻ với VietNamNet rằng mình là người lựa chọn khách hàng và sẽ chỉ chọn người tử tế để làm.

“Lãnh đạo trẻ toàn cầu” (YGL) là giải thưởng được bình chọn và trao tặng hàng năm cho các cá nhân dưới 40 tuổi của Diễn đàn kinh tế thế giới, dựa trên đóng góp trong lĩnh vực chuyên môn, mức độ cống hiến cho xã hội và tiềm năng góp phần định hướng tương lai.

Chị Ngân từng học tiếng Trung ở Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội).

Chị và chồng từng có một công ty thiết kế, truyền thông, quảng cáo.

Trong một vài dự án, vợ chồng chị tiếp xúc nhiều với trẻ thiệt thòi, trẻ ở vùng sâu vùng xa.

Chị thấy mình dường như có mọi thứ mà lúc nào cũng lo lắng buồn phiền. Trong khi bọn trẻ nhiều em không gia đình, sống ở trong trung tâm mà vẫn vui.

Có sở trường là vẽ nên hoặc tự thân vận động hoặc qua các hoạt động của tổ chức phi chính phủ về thay đổi nhận thức trẻ em và người dân về môi trường nên chị hay cho các em chơi qua vẽ.

Năm 2006, vợ chồng chị có cơ hội sang thăm bảo tàng nghệ thuật ở Barcelona. Anh Nguyên - bất chợt đọc được câu nói của Picasso: “Tôi mất 4 năm để vẽ như Raphael, nhưng dành cả đời để vẽ như một đứa trẻ".

Cả hai thấy rằng tất cả suy nghĩ về tranh bọn trẻ vẽ từ trước đó của mình là rất đúng. Những gì các em nhỏ thể hiện là chuẩn mực của cái đẹp mà người lớn cần phải trân trọng và học hỏi.

Bản thân chị cũng yêu thích các công việc xã hội, muốn làm gì đó góp phần giảm thiểu hoặc ít nhất không phá vỡ đi những gì thuộc về tự nhiên, làm hại con người hoặc tốt hơn là giải quyết được phần nào đó các vấn đề của xã hội.

{keywords}
Chị Phạm Thị Ngân: "Tôi chọn sự tử tế". (Ảnh: Văn Chung)

Câu nói đó khiến chị muốn trở về cuộc sống đơn giản hơn, không mưu cầu gì nhiều, muốn học bọn trẻ luôn vui tươi hạnh phúc, không phụ thuộc nhiều vật chất mà phụ thuộc tinh thần, biết thế nào là đủ, là vui.

Tranh của Picasso được in trên các vật phẩm và bán ở Barcelona với giá khá đắt. Hai vợ chồng chị cũng muốn đi theo hướng đó để có thể có tiền duy trì lớp học cho bọn trẻ. Nếu bạn được thì giúp chúng cải thiện cuộc sống, kéo dài việc học hơn bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Đến bao giờ chị chuyển hẳn sang công việc ở Tò he?

Tôi lại là người nhạy cảm, quản lí không giỏi nên mặc dù việc kinh doanh tốt, công ty đang phát triển, kiếm tiền tỷ hàng tháng và có tiếng ở Hà Nội nhưng công việc sáng tạo áp lực khủng khiếp.

Có những dự án phải thức trắng đêm triền miên, có khi kết quả vẫn là số 0 nên mệt mỏi vô cùng.

Tò he khi đó cũng đăng lay lắt vì khi đó chúng tôi chỉ làm cho vui, tiền đổ vào mà không có lợi nhuận.

Trước lựa chọn chọn gì, chúng tôi chọn giữ lại Tò he. Chồng tôi cũng thu hẹp kinh doanh.

{keywords}
Hình ảnh tại các sân chơi sáng tạo do Tòhe tổ chức. Ảnh: NVCC.

Chị có tiếc vì bỏ qua nguồn thu nhập lớn như vậy?

Công việc khi đó rất tốt,. mọi người choáng váng hỏi tại sao chúng quyết định như vậy.

Ngòi lý do trên, mình nghĩ chọn lựa này ít áp lực hơn nhưng hóa ra khi sang đây áp lực cũng không kém.

Nhưng làm Tò he nhiều chuyện dễ thương, vui, tình cảm; con người tử tế, khách hàng tử tế .

Tôi chọn sự tử tế

Và đó là điều chị thấy hạnh phúc nhất?

Dù sau không biết công việc đến đâu nhưng nó xứng đáng để mình hi sinh nhiều thứ, ít nhất là tiền bạc (cười).

Khách hàng thường không phải tuýp người phổ biến. Họ sống tình cảm, khép kín, tử tế và chân thành hiếm có. Họ như là bạn bè lâu năm.

Tôi đánh giá cao những cái nhỏ bé, tốt đẹp đang âm thầm trong xã hội chứ không nhìn vào sự hào nhoáng nổi bật bên ngoài. Có khi cái to tát quá lại ẩn chứa nhiều điều khiến mọi người sụt giảm niềm tin.

Những người xung quanh như người đàn ông với thùng bánh mỳ miễn phí phát cho người nghèo, những bà xơ nuôi các em nhận nuôi nhỏ không nơi nương tựa,..luôn truyền cho tôi cảm hứng.

Có những nhà báo tôi rất ngưỡng mộ. Họ một mình đơn độc, dũng cảm nói sự thật mà nhiều người không dám.

Chị có lôi kéo bạn bè cùng góp sức?

Lúc đầu mình khá cố gắng tuyên truyền, lôi kéo nhưng giờ không nghĩ việc đó nữa. Mọi thứ nên để tự nhiên, ai hợp với mình họ sẽ theo mình như sự tự nhiên. Nhất là việc làm tinh thần cần sự cảm nhận, gần gũi, có kết nối mới chia sẻ được.

Kể cả khi bán hàng cũng vậy, mình có nguyên tắc về giá trị. Nếu vi phạm giá trị cốt lõi là không bao giờ được.

Ví dụ như công ty mình hầu như không như làm việc các công ty nhà nước. Mình thích thẳng thắn, minh bạch, khó chấp nhận việc kê khống tiền, chi hoa hồng. Dần dần thi không biết phải làm những việc như thế nữa.

Ai tiếp xúc với mình cũng choáng váng. Nhiều lúc Tò he mất nhiều vì không có hoa hồng. Mọi người đến đây với tâm thế làm việc trong sáng.

Chị có thấy hành động như vậy mình sẽ mất đi nhiều thứ, nhất là tiền bạc?

Mọi người nó ở góc của sự đi thì là như vậy. Nhưng cái gì là giá trị cốt lõi còn giá trị hơn tiền.

Bạn thỏa hiệp với cái xấu nhỏ rồi sẽ có lúc đến cái to hơn.

Đôi khi chúng mình nói đùa với nhau là mình chỉ chọn làm việc với người tử tế. Có lúc phải từ chối khéo vì việc này.

Chị có câu slogan hay câu nói nào tâm đắc ?

Tôi có dịp được gặp Đạt-lai Lạt-ma hồi năm 2012, ông có câu “đạo của tôi là đạo tử tế”.

Cảm ơn chị!

  • Văn Chung (thực hiện)