- Quy mô nền kinh tế nước ta hiện đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD/người/năm - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) sáng  5/12.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, năm 2013, tăng trưởng GDP dự kiến đạt 5,4%, bình quân 3 năm 2011-2013 tăng 5,6%. Tuy vậy, con số này còn thấp hơn mức 7,2% của giai đoạn năm 2006-2010.

Lạm phát của Việt Nam năm nay dự kiến sẽ ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 6%.

Theo Thủ tướng, quy mô nền kinh tế hiện đã đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD/người/năm. Dự kiến năm 2014, GDP của Việt Nam sẽ tăng khoảng 5,8% và năm 2015 tăng 6%.

Việt Nam sẽ nâng mức bội chi ngân sách Nhà nước năm 2013-2014 là 5,3% GDP từ năm 2015 sẽ điều chỉnh giảm dần.

{keywords}

Khai mạc Diễn đàn VDPF, lần đầu tiên Việt Nam là đối tác phát triển

Đến thời điểm này, các ngân hàng yếu kém của Việt Nam đã được cơ cấu lại. Năm 2012 và 9 tháng năm 2013, Việt Nam đã giảm 5 tổ chức tín dụng thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể và rút giấy phép 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việt Nam cũng đã hoàn thành cổ phần hóa 4 ngân hàng thương mại Nhà nước.

Đặc biệt, tình trạng gia tăng nợ xấu đã được kiềm chế. Trong 8 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng nợ xấu bình quân là 2,52%/tháng, giảm đáng kể so với tốc độ 3,91%/tháng cùng kỳ năm ngoái.

Dự kiến hết năm 2013, công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) xử lý được 30.000- 35.000 tỷ đồng nợ xấu và năm 2014, số nợ xấu sẽ xử lý là 100-150 nghìn tỷ đồng. 

Trong tái cơ cấu DNNN, Thủ tướng cho hay, việc đầu tư của khu vực DN này đã tập trung vào lĩnh vực chính, then chốt và cung ứng các dịch vụ công thiết yếu. Hiệu quả hoạt động của DNNN đã có bước được cải thiện.

Cụ thể, đến nay đã có khoảng 80% DNNN hoạt động có lãi. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước năm 2010-2011 đều đạt trên 18%, năm 2012 đạt 17,4%. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu dưới 2 lần, nằm trong giới hạn cho phép. Hiện, khu vực này đóng góp trên 33% GDP.

Trong 2 năm tới, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế sẽ tiếp tục được triển khai mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh với ba lĩnh vực trọng yếu là đầu tư công, ngân hàng tài chính và DNNN.

Đối với khu vực DNNN, mục tiêu 2014-2015 sẽ chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngành ngoài, thực hiện cổ phần hóa 500 DN, trong đó, sẽ cổ phần hóa 1/8 Tập đoàn, 5/10 tổng công ty 91 và hầu hết các Tổng công ty 90, đồng thời, dự kiến sẽ bán tiếp cổ phần của 4/5 ngân hàng thương mại Nhà nước đã cổ phần hóa, tạo đà cho việc hoàn thành cổ phần hóa năm 2020.

Tuy nhiên, theo Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwa Kwa, khu vực FDI tác động lên khu vực tư nhân giảm sút do mức độ tin tưởng của người tiêu dùng và DN còn thấp, đặc biệt, còn do khu vực kinh tế quốc doanh còn trì trệ.

Bà đánh giá: “Năm nay là năm trung kỳ giai đọan thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2016. Việt Nam cần tạo ra một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh hơn nữa, trong đó, bao gồm các thể chế thị trường lành mạnh nhằm khôi phục tăng trưởng, đồng thời dịch chuyển nền kinh tế lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị”.

Năm 2013, tăng trưởng GDP dự kiến đạt 5,4%, bình quân 3 năm 2011-2013 tăng 5,6%. Tuy vậy, con số này còn thấp hơn mức 7,2% của giai đoạn năm 2006-2010.

Lạm phát của Việt Nam năm nay dự kiến sẽ ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 6%.

Quy mô nền kinh tế hiện đã đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD/người/năm. Dự kiến năm 2014, GDP của Việt Nam sẽ tăng khoảng 5,8% và năm 2015 tăng 6%.

Việt Nam sẽ nâng mức bội chi ngân sách Nhà nước năm 2013-2014 là 5,3% GDP từ năm 2015 sẽ điều chỉnh giảm dần.

Phạm Huyền