- Rụng tóc không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là nỗi lo của hầu hết các chị em phụ nữ. Mái tóc ngày càng rụng nhiều mà không hiểu nguyên nhân tại sao, khiến chúng ta phải lo lắng và làm mất tự tin.

Một vài nguyên nhân sau sẽ giúp bạn hiểu được vì sao tóc mình lại rụng nhiều đến thế.

Búi tóc chặt quá mức

Việc bạn búi tóc cho gọn gàng và thuận tiện trong công việc hơn là một mái tóc lòa xòa, thế nhưng, bạn có đang búi tóc quá chặt hay không, vì chúng có thể làm căng chân tóc nhiều lần và mạnh khiến tóc dễ bị rụng. 

{keywords}


Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Bên cạnh việc chữa bệnh của bạn thì việc sử dụng nhiều thuốc gây nên việc tóc mất đi các dưỡng chất cần thiết và dẫn đến rụng tóc. Bạn thường thấy mỗi lần ốm và uống nhiều thuốc thì tóc rụng nhiều hơn khi không dùng thuốc.

Tạo quá nhiều “áp lực” lên tóc

Việc gia tăng áp lực cho tóc khi sử dụng các loại thuốc uốn, nhuộm, duỗi tóc hay tác động cơ học của máy sấy, máy làm xoăn... là cách khiến mái tóc của bạn yếu đi. Sử dụng hóa chất lên tóc gây ảnh hưởng lớn tới các lớp lipid và lớp keratin ở lớp biểu bì của tóc, làm mất liên kết giữa chúng, liên kết lỏng lẻo. Nguyên nhân chính dẫn đến lõi tóc bị khô, nang tóc teo lại và các sợi tóc cũng lần lượt chết dần.

Do căng thẳng, lo lắng nhiều

Căng thẳng, lo lắng khiến tình trạng rụng tóc xảy ra nhiều và tốc độ rụng cũng tăng lên. Stress kéo dài còn có thể làm cho hệ miễn dịch mất kiểm soát, khiến cho các tế bạch cầu tấn công các nang tóc, gây nên tình trạng gãy rụng.

Rụng tóc do di truyền

Rụng tóc di truyền chỉ gặp ở nam giới. Thật không may là chứng hói đầu thuộc tính trạng trội nên những người con trai sinh ra sớm hay muộn cũng bị rụng tóc với mức độ khác nhau.

Các bệnh về da đầu

Các bệnh như nấm, vảy nến, eczema, cũng khiến cho da đầu bị viêm, làm thay đổi cấu trúc của tóc khiến mái tóc dễ bị tổn thương. Chúng gây nên hiện tượng lỗ chân lông bị “tắc thở”, khiến cho chân tóc bị bít lại, tóc không thể mọc lại, dẫn tới tình trạng hói đầu.

Do tuần hoàn máu xấu - chất lượng máu kém

Hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu, đặc biệt là sự góp mặt của vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (axit pantothenic) là hai “đứa con cưng” không thể thiếu cho sự chắc khỏe của tóc. Thiếu máu dẫn đến rụng tóc và lý giải vì sao sau một lần ốm, tóc bạn thường rụng nhiều hơn bình thường.

Các bệnh tự miễn

Hiện tượng tóc gãy rụng cũng có thể là dấu hiệu của các căn bệnh tự miễn như lupus. Hệ miễn dịch bị mất khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ, gây bệnh mà quay ra chống lại cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể kháng lại các tế bào của hầu hết các cơ quan, khiến tế bào miễn dịch bị xáo trộn tác động mạnh mẽ đến tóc, gây nên tình trạng rụng tóc.

Suy giảm chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hoóc môn, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra được xuyên suốt. Bởi vậy khi tuyến giáp không khỏe mạnh, cơ thể không được cung cấp đủ hoóc môn khiến cho sự trao đổi chất bị gián đoạn và là nguyên nhân khiến cho bạn dễ bị rụng tóc, tóc rụng nhiều.

Ngoài ra, những tác nhân do môi trường như nắng, khói bụi, mưa cũng khiến tóc bạn bị tổn thương như khô, xơ, nhiều nhờn. Điều này cũng chính là nguyên nhân gây lên tóc rụng.

Do đó, bạn nên dùng mũ, ô, khăn khi ra ngoài hay tiếp xúc, làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm để bảo vệ tóc khỏi những tác nhân gây hại và ngăn rụng tóc tốt hơn.
 
Thái Thị Hậu