- Rong kinh có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của cơ thể, không thể chủ quan.
Những câu hỏi xoay quanh chuyện kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt xuất hiện hai lần trong một tháng có sao không?
Kinh nguyệt có màu đen, phải làm sao?
Những tác hại nguy hiểm của hiện tượng rong kinh
Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu cơ thể mất đi trong thời gian hành kinh lớn hơn 80ml. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày.
Hiện tượng rong kinh có thể gây ra những tác hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể của chị em do lượng máu bị mất đi quá nhiều gây ra tình trạng thiếu máu và kéo theo những triệu chứng khó chịu khác như mệt mỏi, đau bụng, khó thở, nhức đầu, chóng mặt,....
Khi lượng máu trong cơ thể bị mất đi quá nhiều, các vi khuẩn nguy hiểm sẽ có điều kiện và cơ hội xâm nhập vào vùng kín gây viêm nhiễm, từ đó tạo thành các mầm bệnh nguy hiểm cho vùng kín.
Đặc biệt, rong kinh còn là biểu hiện của một số căn bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm như: U xơ cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, các nguy cơ nhiễm khuẩn, ung thư biểu mô… Nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Nguyên nhân của bệnh rong kinh
Rong kinh có thể xảy ra ở các bạn gái trong độ tuổi dậy thì do cơ thể vẫn còn đang phát triển và chưa hoàn thiện trưởng thành. Tuy nhiên, với các bạn gái đã đến tuổi trưởng thành và bị rong kinh thì nguyên nhân chủ yếu thường là do rối loạn Hormone, khi nồng độ Estrogen trong cơ thể tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn, chất Progesterone không được tiết ra để cân đối Estrogen. Trong khi đó, nội mạc tử cung dày lên, các mạch máu lại không phát triển kịp thời gây ra triệu chứng hoại tử, bong tróc từng mảng nhỏ và gây ra hiện tượng chảy máu kinh dài ngày.
Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài cũng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác liên qua đến các loại bệnh như: Polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung, rối loạn đông máu,...
Điều trị rong kinh bằng cách nào?
Nếu hiện tượng rong kinh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị. Nếu các bạn gặp phải trường hợp máu ra quá nhiều, hoặc bạn bị thiếu máu thì có thể sử dụng thuốc ngừa thai để điều trị hiện tượng rong kinh, đồng thời hãy uống bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể.
Song song đó, bạn cũng cần áp dụng và duy trì chế độ ăn lành mạnh với các loại thực phẩm giàu vitamin B cho cơ thể như cá, thịt bò, trứng, sữa… và các loại rau xanh, củ quả trong các bữa ăn hàng ngày.
Tăng cường rèn luyện sức khỏe cơ thể với các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, Yoga, đạp xe đạp để tăng sức đề kháng cho cơ thể và duy trì chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt phù hợp.
Nếu đã thử điều trị rong kinh bằng cách biện pháp kia mà không hiệu quả thì phải đến gặp bác sĩ nhằm được điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có hại cho sức khỏe cơ thể về sau.
“Chìa khóa” chống loãng dưỡng cơ
Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nghiên cứu về vai trò của các phân tử đường đối với bệnh loạn dưỡng cơ và đã tìm ra “chìa khóa” chống lại căn bệnh này.
6 lợi ích bất ngờ của nước ép cà rốt gừng
Nước ép cà rốt gừng có hàm lượng calo thấp, có chất chống oxy hóa, chất xơ, giúp tăng cường trao đổi chất, tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch.
Bạn có thể nhận biết ung thư nội mạc tử cung qua các dấu hiệu nào?
Ung thư nội mạc tử cung còn được gọi là “ung thư tử cung” vì cũng có những tế bào khác ở trong tử cung có thể phát triển thành ung thư nội mạc.
Dương Thị Uyên (tổng hợp)