- Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các chất sinh dưỡng thiết yếu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển, tăng trưởng của trẻ. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra ở trẻ em từ khi còn trong bụng mẹ hay cả khi những người trưởng thành. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất.

Bé gái suýt chết vì bứt tóc ăn thay cơm
Bác sĩ cảnh báo 5 sai lầm nguy hiểm của mẹ Việt
Uống sữa hết nửa tỉ, con vẫn còi dí

Chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng thiết yếu

dnh duong cho tre

Một chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng chủ yếu là do cah mẹ không quan tâm và thiếu kiến thức nuôi dạy trẻ nhỏ ví dụ như :

- Cai sữa sớm cho con, cho trẻ bú ngoài thay cho bú mẹ.

- Cho bé ăn dặm không đúng cách gây nên thiếu chất dinh dưỡng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

- Cha mẹ cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng cơ thể. Khi bé đã biết đi và chạy nhảy thì càng cần nhiều năng lượng cho sự phát triển thể trạng và trí óc để khám phá thế giới xung quanh. Nếu không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ thì lượng tiêu hao sẽ nhiều hơn lượng hấp thụ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

 

Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng

tre mac benh ly nhiem trung

Một số bệnh trẻ nhỏ hay bị mắc phải như viêm đường hô hấp, tiêu chảy… đặc biệt là những trẻ không được bú sữa mẹ khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, biếng ăn, phải sử dụng thuốc kháng sinh càng làm cho trẻ rối loạn tiêu hóa do thuốc có tác dụng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể, dẫn đến thể trạng ngày càng gầy yếu và thức ăn không được hấp thụ hết.

 

Sinh non, thiếu sữa mẹ bổ sung lúc đầu đời

Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu các bà mẹ nị tắc tuyến sữa hay sữa ít thì nên bổ sung thêm chế độ ăn uống dinh dưỡng theo khuyến cáo của bác sĩ, đặc biệt ko cho bé ăn dặm dưới 4 tháng tuổi và không cai sữa khi trẻ dưới 12 tháng.

 

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng:

 

  • Biếng ăn hoặc ăn ít.
  • Kém hoạt bát, hay quấy khóc.
  • Chậm tăng cân hoặc không tăng liên tục trong hai đến ba tháng.
  • Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng liên tục trong hai đến ba tháng.
  • Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ.
  • Mọc răng chậm.
  • Da xanh xao.
  • Cơ nhão, không săn chắc.
  • Chậm biết đi.
  • Dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.
  • Tóc thưa, dễ rụng.
  • Rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

Khi đã làm cha mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống, sự phát triển thể trạng của bé. Nên chú ý đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ, theo dõi chiều cao, cân nặn của bé thường xuyên để nếu phát hiện kịp thời những dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng thì có thể điều trị sớm, bổ sung các chất kịp thời, cho bé sự phát triển bình thường như bao trẻ khác.

Thanh Thương (tổng hợp)

Sự khác nhau giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ

Sự khác nhau giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ

Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ nhận biết được sự khác nhau giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng như thế nào.

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi dễ mắc các bệnh: cảm sốt, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn,… và thường xuyên bị tái đi tái lại nhiều lần do sức đề kháng suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng ngày thêm trầm trọng. Vậy đâu là giải pháp?

Giúp trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tăng cân sau 3 tháng

Giúp trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tăng cân sau 3 tháng

Hội Nhi khoa Việt Nam với sự đồng hành của nhãn hàng Vinamilk Dielac Grow Plus vừa tổ chức hội thảo chuyên đề “Giúp trẻ thoát nhanh suy dinh dưỡng thấp còi, tăng cân sau 3 tháng” với sự tham gia của các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành.