Tại CQĐT, ông Đặng Thanh Bình không nhận trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình nhưng thừa nhận Văn bản số 652 ngày 6/9/2012 về việc chấp thuận chủ trương cho nhóm cổ đông mới tham gia tái cơ cấu Trustbank.
Như đã đề cập, từ ngày 25 đến ngày 29/6 tới, TAND TP.HCM sẽ tiến hành xét xử ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các đồng phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng, ông Đặng Thanh Bình được bổ nhiệm Phó Thống đốc NHNN từ năm 2005. Từ tháng 2/2012, ông Bình được phân công phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Vụ pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo việc tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém theo Đề án 254 của Chính phủ, giúp Thống đốc chỉ đạo công tác thanh tra giám sát trong đó có hoạt động tái cơ cấu; tham gia Ban chỉ đạo tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín – Trustbank (sau này là VNCB, CB).
Ông Đặng Thanh Bình. |
Kết quả điều tra xác định: Ngày 15/8/2012, ông Bình ký Tờ trình số 597 trình Thủ tướng về phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín, nội dung Tờ trình đã nêu rõ là “cần tiếp tục xác minh năng lực tài chính của nhóm nhà đầu tư mới (chủ yếu là khả năng chuyển nhượng thành tiền của khu đất 302 Tô Hiến Thành) để đảm bảo nguồn tiền đầu tư vào Trustbank. NHNN kính trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương việc Trustbank thực hiện tái cơ cấu theo Phương án nêu trên, trên cơ sở nhóm cổ đông mới có đủ năng lực tài chính để thực hiện Phương án này”.
Trên cơ sở đề nghị của NHNN, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Thông báo số 1350 ngày 31/8/2012: “Thống đốc NHNN chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tính đúng đắn, chính xác đối với thực trạng và năng lực tài chính của nhóm nhà đầu tư mới đầu tư vào Ngân hàng Đại Tín và sau khi tái cơ cấu, ngân hàng có tình trạng tài chính lành mạnh, đáp ứng các quy định về bảo đảm tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng...”.
Để thực hiện chủ trương nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4/9/2012, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN có Tờ trình số 1340 về việc tái cơ cấu Trustbank gửi Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình, kiến nghị Thống đốc cho phép áp dụng điều kiện tài chính đối với nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu ngân hàng như điều kiện đối với cổ đông sáng lập là cá nhân, tổ chức khi thành lập mới ngân hàng, cụ thể: có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần và cam kết không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.
Như vậy, yêu cầu nêu trong phương án của NHNN, chỉ đạo của Thủ tướng và kiến nghị của Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN là để bảo đảm được năng lực tài chính thực sự của nhóm cổ đông tham gia tái cơ cấu Trustbank.
Nhưng ông Bình đã không thực hiện đúng yêu cầu trên mà có bút phê vào tờ trình này: “Việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này, cần nghiên cứu đề xuất cách làm để đảm bảo thực hiện được yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và của chính Ngân hàng Nhà nước”.
Sau khi có bút phê nêu trên, ngày 6/9/2012 ông Bình ký Công văn số 652 “về việc chấp thuận chủ trương Phương án tái cơ cấu Trustbank” gửi Ngân hàng Đại Tín có nội dung: Trustbank chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác đối với thực trạng và năng lực tài chính của nhóm nhà đầu tư mới...
Sau một thời gian cho nhà đầu tư mới tham gia tái cấu trúc Ngân hàng Đại Tín, đến ngày 14/6/2013, ông Bình ký Thông báo số 153 thông báo ý kiến kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín đã phải thừa nhận “lộ trình triển khai phương án còn chậm chủ yếu do năng lực tài chính của nhà đầu tư mới tham gia tái cơ cấu còn hạn chế”. Mặc dù vậy, ngày 2/7/2013, ông Bình vẫn ký Công văn số 440 về việc chấp thuận chính thức phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín.
Như vậy, ông Bình đã không thực hiện đúng phương án do chính NHNN trình Thủ tướng Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và kiến nghị của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, không chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra năng lực tài chính của nhóm Phạm Công Danh (khu đất 302 Tô Hiến Thành không chuyển nhượng được thành tiền).
Tại CQĐT, ông Đặng Thanh Bình không nhận trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình nhưng thừa nhận Văn bản số 652 ngày 6/9/2012 về việc chấp thuận chủ trương cho nhóm cổ đông mới tham gia tái cơ cấu Trustbank là trên cơ sở Thông báo số 1350 ngày 31/8/2012 của Văn phòng Chính phủ và nội dung Tờ trình số 1024 của Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN. Cho đến khi kí văn bản số 440 ngày 2/7/2013 về việc chấp thuận chính thức phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín thì năng lực tài chính của nhóm nhà đầu tư mới (Phạm Công Danh) vẫn chưa chắc chắn.
(Theo Bizlive)
Đầu năm mới, sếp ngân hàng đồng loạt tuyên bố rời chức
Từ ngày 1/1/2018, hàng loạt sếp lớn đã quyết định từ bỏ chức chủ tịch tập đoàn, DN khác của mình để dồn tâm sức tiếp tục đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo tại các ngân hàng.
Những sếp ngân hàng 'ngã ngựa' năm qua
Năm 2017, hàng loạt lãnh đạo ngân hàng đã vướng vòng lao lý vì liên quan tới những vụ án nghìn tỷ.
10 sếp ngân hàng đánh mất 200 tỷ vào tay 'siêu lừa' Huyền Như ra sao?
Bằng thủ đoạn, "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như đã lợi dụng các nguyên cán bộ, lãnh đạo tại Navibank gửi tiền vào VietinBank để chiếm đoạt 200 tỷ đồng.
Giả danh sếp ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ
Gọi điện đến các cửa hàng điện tử, Phạm Thanh Tuấn tự xưng là cán bộ ngân hàng rồi đặt hàng điện thoại, máy tính với số lượng lớn.
Những sếp ngân hàng 'ngã ngựa' năm 2016
Chưa hết năm 2016, giới tài chính ngân hàng đã chứng kiến hàng loạt cú "ngã ngựa" của nhiều lãnh đạo ngân hàng.
Sếp ngân hàng lừa 4 tỷ đồng, trốn truy nã 7 năm ở Campuchia
Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an TP.HCM vừa bắt giữ bị can Nguyễn Hoàng Ngân bị truy nã 7 năm nay. Ngân nguyên là Trưởng phòng Giao dịch Bình Chánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Chợ Lớn.