Nằm trong con ngõ nhỏ ở phố Trương Định, tổ ấm của cô Hạnh toát lên vẻ trầm mặc, hoài cổ với mái ngói, cây mít nhưng không u sầu, ảm đạm bởi cách trang trí tinh tế kết hợp giữa truyền thống dân gian và hiện đại.

Nằm trong một con ngõ nhỏ ở phố Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội, nhà của gia đình cô Nguyễn Thị Kim Hạnh, cựu giáo viên một ngôi trường cấp hai nằm lùi về một góc sân, bao quanh là vườn cây xanh mướt với đa dạng các loài cây từ cây ăn quả, cây cảnh đến các cây thuốc.

{keywords}
Từ trên tầng hai có thể nhìn rõ không gian phía trước ngôi nhà. Khoảng sân vườn rộng hơn 200m2 này được cô Hạnh ưu ái chăm sóc hàng ngày, đem lại không gian trong lành, thư thái cho ngôi nhà vốn đã luôn yên tĩnh bởi cách xa với đường phố nhộn nhịp.
 
{keywords}
Dọc theo toàn bộ khuôn viên nhà là bức tường phủ kín cây vảy ốc. Theo cô Hạnh, “bức tường vảy ốc” vừa khiến không gian thêm mát mắt, vừa có thể dùng làm thuốc chữa thấp khớp. Ngoài ra, trong vườn còn trồng nhiều loại cây thuốc và cây cảnh khác như chùm ngây, quế, cúc mốc, xạ hương, hoa giấy, măng tây… làm thỏa mãn thú vui chăm sóc cây của một nhà giáo đã về hưu.

{keywords}
Nhà người Việt xưa thường ưu tiên không gian rộng với nhiều gian, buồng thông nhau. Theo phong cách này, ngôi nhà rộng 80m2 được ngăn thành 3 gian ở tầng một: Gian phòng khách, gian phòng ăn chung với góc học tập của bé gái và gian phòng bếp.

{keywords}
Gian tiếp khách được ngăn với các gian khác bởi tấm bình phong gỗ đơn giản có các chi tiết cây lá. Tông màu trung tính như nâu, kem từ đồ nội thất cho đến sơn tường, gạch lát đem lại sự trang nhã, ấm áp cho gian phòng, mang đậm phong cách truyền thống nhưng không bao giờ lỗi mốt.

{keywords}
Họa tiết trang trí trên tấm bình phong, khung tranh treo tường hay bàn cờ vua trang trí mang sắc ánh kim trở thành những chi tiết nhấn tinh tế, hài hòa với vẻ truyền thống dân gian mà vẫn đem lại sự hiện đại, sang trọng cho gian phòng.

{keywords}
Đồ lưu niệm của gia đình được khéo léo trưng bày trở thành những món đồ trang trí cho ngôi nhà.

{keywords}
Ảnh kỷ niệm của gia đình được treo nhiều xung quanh gian phòng với các kích cỡ khác nhau tạo sự hoài niệm, gắn bó, thân thương giữa các thành viên qua nhiều thế hệ.

{keywords}
Ảnh cũng có thể được chủ nhà khéo léo bày trí trên kệ nhỏ xinh ở góc gian phòng. 

{keywords}
Một góc nhà sát cửa chính được trang trí nổi bật với kệ tủ chạm khắc hoa văn, thiết kế chìm vào tường, bể cá được viền quanh bằng gỗ. Cửa chính lớn được thiết kế hiện đại từ gỗ với những thanh ngang đơn giản, khỏe mạnh tạo cảm giác chắc chắn. Màu cửa nâu sẫm được đánh bóng cùng các chi tiết gỗ của đồ trang trí xung quanh tạo điểm nhấn, cân bằng với gam màu kem của tường và sàn nhà.

{keywords}

Rất nhiều bức tượng biểu trưng cho các vùng miền đã đi qua được các thành viên trong gia đình lựa chọn, bày trí đẹp mắt và lưu giữ cẩn thận trên kệ tủ.


{keywords}
Góc học tập cho bé gái chung với gian phòng ăn có diện tích 20m2. Nếu như phòng khách treo rất nhiều ảnh gia đình thì ở không gian này, cô Hạnh lại ưu ái treo những bức tranh do cô cháu gái vẽ. Màu sắc rực rỡ và những nét vẽ ngây thơ của các tác phẩm khiến không gian trở nên tươi trẻ và đáng yêu.

{keywords}
Tầng hai của ngôi nhà gồm phòng ngủ của vợ chồng cô Hạnh, vợ chồng con trai, phòng cho người cháu gái và phòng làm việc. Cô Hạnh dành một không gian trang trọng tại đây để treo ảnh truyền thống của gia đình. Bộ bàn ghế và kệ để đồ mang phong cách xưa khiến không gian trở nên trang nghiêm, hoài niệm. Phòng ngủ của hai vợ chồng và phòng làm việc thông với nhau.

{keywords}
Chồng cô Hạnh là một giảng viên đại học nên phòng làm việc có rất nhiều sách được đặt ngăn nắp trên các kệ tủ. Phòng sắp xếp đơn giản, sử dụng các đồ vật bằng gỗ và các vật dụng xưa như đài cát-sét đã cũ, tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ và cửa ra ban công khiến cho căn phòng mang vẻ mộc mạc, bình dị quen thuộc với những người thuộc thế hệ trước.

(Theo Công luận)