Tại buổi giao lưu, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh văn học Hàn Quốc luôn được các nhà văn Việt Nam đón nhận và mang lại nhiều cảm xúc. Mối quan hệ Việt - Hàn, đặc biệt giữa các văn nghệ sĩ, chứa đựng nhiều giá trị tốt đẹp.

Những năm gần đây, hợp tác và giao lưu văn học giữa nhà văn Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng khăng khít. Đầu năm 2024, 16 nhà thơ Hàn Quốc sang tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Hoàng thành Thăng Long.

W-sach1.jpg
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Ông Thiều khẳng định, nhà thơ Hữu Thỉnh - nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - là một trong những người đầu tiên xây dựng mối quan hệ với các nhà văn Hàn Quốc. Mối quan hệ hữu nghị này ngày càng bền chặt, được bồi đắp qua những giá trị văn học và tinh thần nhân văn.

Giáo sư, nhà văn Bang Hyun-suk, trưởng đoàn nhà văn Hàn Quốc, xúc động chia sẻ rằng từ hàng trăm năm trước, trí thức Việt Nam như Phan Bội Châu đã có tác phẩm vang dội tại Hàn Quốc.

Nhiều năm qua, các nhà văn Hàn Quốc đã nỗ lực giới thiệu tác phẩm của các tác giả Việt Nam như: Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Thanh Thảo, và Nguyễn Bình Phương... Đặc biệt, tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương gần đây được đón nhận nồng nhiệt tại Hàn Quốc.

W-410e025af54e4e10175f.jpg
Giáo sư, nhà văn Bang Hyun-suk.

Sau buổi giao lưu, nhà văn hai nước giới thiệu về tập thơ song ngữ Việt - Hàn Chúng ta có thể suốt đời chờ nhau.

Nhà văn Hàn Quốc đã đọc các bài thơ trong Chúng ta có thể suốt đời chờ nhau: Kim Taesoo với Cánh rừng ấy bây giờ; Jang Seok Nam với Hãy cho tôi khuôn mặt; Son Cecilia với Nửa gang tay; Kim Sooyeol với Lạp nhật.

Về phía Việt Nam, các nhà thơ: Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Kim Hoa, Vĩ Hạ đã trình bày những tác phẩm của mình đầy cảm xúc.

Nhà thơ Hữu Thỉnh đọc bài thơ "Chạm cốc với Xa-in":