Các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Lãng… của tỉnh Lạng Sơn được biết đến với nhiều kiến trúc nhà trình tường. Kiểu nhà này được hình thành từ lâu đời, gắn với phong tục tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn.

Cách dựng nhà trình tường để ở của đồng bào độc đáo ở chỗ các bức tường được trình bằng đất đỏ pha đất sét, đổ nước cho vừa và dùng sức trâu kết hợp với sức người nhào nặn thật nhuyễn, đổ vào khuôn bề rộng 40 - 80 cm sau đó dùng chầy gỗ nện chặt, cứ làm như vậy kéo theo chiều dài và nâng theo chiều cao đã định. Nhà thường có 3 gian, 2 chái, một bên làm kho, một bên làm bếp, bàn thờ được đặt tại gian giữa, sau bàn thờ là buồng dành cho người già, phía trước nhà có sàn phơi thóc, lúa, ngô và phơi quần áo...

Hầu hết, vật liệu người dân sử dụng làm loại nhà này được khai thác tại chỗ như đất trình tường, cây cối làm vì kèo và làm mái, cánh cửa bằng gỗ xẻ của vườn nhà hoặc trên rừng. Nhà làm theo kiểu này bền vững, tiết kiệm, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Công đoạn dựng một ngôi nhà mất nhiều thời gian và sức lực. Nhờ đó, nhà trình tường rất kiên cố, nhiều ngôi nhà có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi.

{keywords}
Xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình là một trong vùng còn lưu giữ nhiều ngôi nhà trình tường đất có tuổi thọ trên dưới trăm năm.
{keywords}
Nhìn từ bên ngoài, nhà trình tường ở xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình cũng giống như những ngôi nhà quanh vùng đều được thiết kế các cửa đối xứng nhau. Cửa chính có treo tấm bùa trừ tà hoặc gương bát quát theo phong tục truyền thống. Đặc biệt, những ngôi nhà cổ có đến 10 cửa sổ mang nét đặc trưng riêng về kết cấu ít nơi nào có được.
{keywords}
Bên trong một ngôi nhà trình tường ở huyện Đình Lập. Hiện nay, không ít những căn nhà trình tường được người dân quét vôi trắng thay vì để mộc như trước kia.
{keywords}
Huyện Đình Lập hiện nay còn rất nhiều bản làng của người Tày, Nùng vẫn tồn tại những ngôi nhà trình tường đất độc đáo.
{keywords}
Nhà thường có 3 gian, 2 chái, một bên làm kho, một bên làm bếp, bàn thờ được đặt tại gian giữa, sau bàn thờ là buồng dành cho người già, phía trước nhà có sàn phơi thóc, lúa, ngô và phơi quần áo...
{keywords}
Ngoài những ngôi nhà 2 tầng đặc trưng, có những ngôi nhà trình tường chỉ thiết kế 1 tầng và hầu hết ddeuf dùng ngói âm dương - một loại ngói cổ rất mát vào mùa hè.
{keywords}
Những ngôi nhà trình tường ở huyện Đình Lập thường được làm từ vật liệu đất tại chỗ nên thoạt nhìn những ngôi nhà này như được mọc lên từ mặt đất quanh các lối ngõ.
{keywords}
Nhà trình tường bằng đất được hình thành từ lâu đời, gắn với phong tục tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tày, Nùng.
{keywords}
Mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, vật liệu dễ khai thác tại chỗ lại bền bỉ theo thời gian nên những ngôi nhà trình tường đất vẫn được người dân Tày, Nùng ở miền biên viễn Lạng Sơn ưa chuộng.
{keywords}
Những ngôi nhà trình tường ở Đình Lập đã tồn tại từ nhiều đời trước và hiện vẫn tồn tại đến ngày nay.
{keywords}
Một căn bếp đặc trưng của nhà trình tường của người Tày, Nùng ở thôn Pò Kít, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình.
{keywords}
Trang phục truyền thống của phụ nữ Tày, Nùng ở Lạng Sơn không rực rỡ như các dân tộc khác mà là sự kết hợp của các gam màu trầm như những ngôi nhà trình tường trầm mặc đã tồn tại từ ngàn đời.

Ảnh: Trần Sâm