Reuters dẫn thông báo ngày 15/3 của Bộ Tài chính Nhật cho biết, 7 nghị sĩ thuộc Duma quốc gia (Hạ viện Nga), 5 thành viên gia đình của chủ ngân hàng Yuri Kovalchuk cũng như tỷ phú Viktor Vekselberg nằm trong số những đối tượng bị áp lệnh trừng phạt lần này.

Động thái đã nâng tổng số cá nhân Nga bị Nhật đóng băng tài sản thông qua kiểm soát thanh toán và giao dịch vốn lên 61 người.

{keywords}
Chánh văn phòng nội các Nhật Matsuno Hirokazu. Ảnh: Reuters

Chánh văn phòng nội các Nhật Matsuno Hirokazu tuyên bố, nước này sẽ hành động thống nhất, phù hợp với các quốc gia khác thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển (G7) trong vấn đề trừng phạt Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.

Trước đó, Văn phòng tổng thống Pháp cho biết, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí triển khai gói trừng phạt thứ 4 chống Moscow. Chi tiết gói trừng phạt mới chưa được công bố, nhưng nhà chức trách Pháp, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên EU tiết lộ, liên minh sẽ xóa bỏ quy chế "tối huệ quốc" dành cho Nga.

Theo giới quan sát, quyết định có thể mở đường cho EU cấm nhập khẩu hoặc áp thuế suất cao đối với các mặt hàng Nga, đưa Nga ngang hàng với Triều Tiên và Iran trong danh sách trừng phạt của liên minh.

Cách đây vài ngày, hôm 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo việc Washington xóa bỏ quy chế "quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn”, tương đương quy chế "tối huệ quốc" dành cho Nga. Lãnh đạo Nhà Trắng cũng công bố lệnh cấm vận đối với hải sản, rượu và kim cương của xứ sở bạch dương.

Các nhà phân tích đánh giá, hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh phương Tây đang khiến nền kinh tế Nga khốn đốn. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán, kinh tế nước này sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.

Tuấn Anh

Nga nói trông cậy vào Trung Quốc ứng phó trừng phạt của phương Tây

Nga nói trông cậy vào Trung Quốc ứng phó trừng phạt của phương Tây

Chính phủ Nga tuyên bố trông cậy vào Trung Quốc để chống chịu tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây vào nền kinh tế đất nước.