“Job Fair” là hoạt động thường niên của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Năm nay, lần đầu tiên các hoạt động hướng nghiệp và tuyển dụng được thực hiện theo cả hai hình thức online và offline. Sự kiện có sự tham dự của 19 doanh nghiệp và thu hút rất nhiều sinh viên tham gia.
Nói về cơ hội việc làm của sinh viên, PGS.TS Đinh Văn Hải nhận định, các doanh nghiệp có thể sẽ chọn người phù hợp chứ không chỉ tập trung vào những sinh viên có năng lực chuyên môn cao. Cụ thể, trong thời đại hội nhập toàn cầu, năng động sáng tạo như hiện nay thì tư duy đổi mới sáng tạo và ngoại ngữ là hai yếu tố được đặt lên hàng đầu.
“Sinh viên có ngoại ngữ, kĩ năng mềm tốt như: kĩ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,..., tham gia nhiều hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học sẽ được các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm” - ông Hải khẳng định.
Nguyễn Trường Long, sinh viên năm thứ ba ngành Khoa học và Kĩ thuật vật liệu chia sẻ: “Đối với dân kĩ thuật thì Tiếng Anh đúng là một rào cản khá lớn, tuy nhiên những năm gần đây, dân kĩ thuật hay bản thân mình cũng đã trau dồi Ttiếng Anh để cải thiện nhiều hơn và cũng để phù hợp với công việc sau này”.
Theo PGS.TS Đinh Văn Hải, gần đây chuẩn đầu ra Ngoại ngữ của sinh viên Bách Khoa đã cải thiện tương đối, các kĩ năng mềm cũng được chú trọng đào tạo xuyên suốt trong năm học.
Từ những cơ hội nghề nghiệp mà sinh viên Bách Khoa nhận được, ông Hải cũng nhận định cơ hội việc làm của sinh viên Việt Nam ở thị trường lao động quốc tế những năm gần đây ngày càng tăng.
“Chi phí đào tạo đại học ở nước ta thấp hơn rất nhiều so với các cơ sở đào tạo ở những nước phát triển. Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay có một lượng không nhỏ sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học trong nước thì đã được “xuất ngoại” sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ để làm việc. Cụ thể, sinh viên Bách Khoa khi ra trường cũng đáp ứng được tất cả những yêu cầu khắt khe của các nhà tuyển dụng, tập đoàn lớn” - ông Hải nói cho rằng đó là một trong những minh chứng rõ nhất cho thấy chất lượng đào tạo trong nước không hề kém cạnh gì so với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Linh Chi
ĐH Bách khoa lý giải việc lấy điểm SAT cao ngang ngửa Harvard
Trước nhiều ý kiến cho rằng Trường ĐH Bách khoa đặt ngưỡng yêu cầu xét tuyển tài năng từ 1520/1600 điểm SAT với một số ngành là quá cao, ngang mức trúng tuyển vào Harvard, MIT, đại diện nhà trường cho rằng, cách nhìn nhận như vậy là chưa đúng.