Chị Tăng Nguyệt Minh (39 tuổi, TP.HCM) chia sẻ, từ nhỏ đến lớn, chị chưa bao giờ nghĩ mình sẽ theo nghề làm bánh cho tới cách đây vài năm. Khi ăn bánh ở ngoài thấy không ưng, chị bắt đầu học cách làm bánh sao cho đúng ý mình. 

Thất bại nhiều vô kể, nhưng càng làm chị càng thấy thích và mê mẩn mùi bánh mới ra lò. Từ chỗ làm cho vui để mình và gia đình, bạn bè thưởng thức, chị say mê rồi dấn thân vào nghề bánh lúc nào không hay.

Những chiếc bánh của chị đẹp mê hồn như một bức tranh, lộng lẫy và cá tính. Bởi chị tìm cảm hứng để thiết kế một chiếc bánh từ mọi lĩnh vực: Phim ảnh, hội họa, âm nhạc, kiến trúc… 

Để sáng tạo ra những chiếc bánh vừa ngon vừa đẹp mắt, theo chị, những phẩm chất cần thiết luôn là: Kiên trì, ham học hỏi, không ngại thử thách.

banh5.jpg
Càng làm bánh, chị Minh càng say mê và thấy đây đúng là công việc trong mơ của mình

“Với loại bánh nghệ thuật, mỗi chiếc bánh sau tôi thiết kế lại khó hơn cái trước về mặt kỹ thuật hoặc hình dáng. Đó là cách tôi nâng cao tay nghề của mình” – chị Nguyệt Minh chia sẻ.

Sự tinh tế trong mỗi tác phẩm đã giúp chị “gặt hái” khá nhiều giải thưởng trong ngành bánh: Giải Merit cho hạng mục Hoa Đường của Artofcake, giải Nhất hạng mục bánh một tầng giải Cake Champions, giải Nhất hạng mục bánh cưới cổ tích của Cake Champions. Ngoài ra, chị cũng được những tạp chí về bánh trên thế giới phỏng vấn và viết bài. 

Dưới đây là một số mẫu bánh do chị Nguyệt Minh thiết kế: 

banh8.jpg
“Việc khó nhất trong thiết kế bánh là ý tưởng. Có ý tưởng rồi thì phần thực hiện hầu như đều có thể giải quyết được. Lần lượt các công đoạn để cho ra lò một mẫu bánh mới là: Phác thảo ý tưởng, chọn lọc thiết kế, nghĩ cách thực hiện, chuẩn bị nguyên liệu, thực hiện” – chị Minh chia sẻ.
banh6.jpg
Đối tượng khách hàng cho dòng bánh nghệ thuật này thường là những người quan tâm đến sự độc đáo, tính thẩm mỹ cao, cá nhân hoá và nguyên liệu chất lượng bánh cao cấp.
banh9.jpg
Giá mỗi chiếc bánh phụ thuộc vào số tầng bánh, độ phức tạp của cấu trúc, chi tiết trên bánh.
banh4.jpg
Những chiếc bánh cầu kỳ này thường được đặt cho tiệc cưới, sinh nhật và những dịp quan trọng.
banh2.jpg
Những bông hoa được làm từ giấy gạo – một chất liệu ăn được, làm từ bột khoai tây.
banh7.jpg
Giấy gạo có kích thước bằng một tờ giấy A4, nhẹ, có nhiều độ dày mỏng khác nhau và thích hợp với môi trường nóng ẩm ở Việt Nam.
banh12.jpg
Giấy gạo cũng phù hợp với nhiều thiết kế từ đơn giản đến phức tạp. Hiện tại, ngoài giấy gạo, chị dùng cùng lúc các chất liệu khác nhau cho thiết kế của mình để tạo được hiệu ứng mong muốn.
banh10.jpg
Để tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật này, chị Minh đã trải qua nhiều thất bại.
banh1.jpg
Những bông hoa được làm từ giấy gạo, hoàn toàn có thể ăn được.
banh15.jpg
Những chiếc bánh đã giúp chị giành được nhiều giải thưởng lớn trong ngành.

Ảnh: Nhân vật cung cấp