- Năm 2014 ghi dấu ấn với hàng loạt công trình kỷ lục, từ nhà Quốc hội, nhà ga T2 đến cầu Nhật Tân, cao tốc Nội Bài - Lào Cai...

1. Nhà Quốc hội

{keywords}
Tòa nhà nhìn từ bên ngoài. Ảnh: VietNamNet

Công trình này được đánh giá quy mô, phức tạp nhất từ trước đến nay được các nhà thầu Việt Nam xây dựng. Nhà Quốc hội được khởi công từ ngày 12/10/2009, với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, tọa lạc trên đường Độc Lập, nhìn sang Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nằm cạnh di tích Hoàng thành Thăng Long.

{keywords}

Phòng Diên Hồng - phòng họp chính, nằm ở trung tâm tòa nhà với sức chứa lên tới 600 người. Ảnh: VietNamNet

Công trình cao 39m, gồm 5 tầng nổi, 2 tầng hầm với tổng diện tích sàn trên 60.000m2, có hơn 80 phòng họp lớn nhỏ, trong đó phòng họp chính nằm ở trung tâm có hình tròn với sức chứa 600 người.

2. Cao tốc Nội Bài - Lào Cai

{keywords}
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện đang giữ nhiều kỷ lục. Ảnh: VietNamNet

Đây là cao tốc dài nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại với tổng chiều dài 245km, đi qua 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Việc đưa cao tốc Nội Bài - Lào Cai vào hoạt động giúp rút ngắn thời gian từ Hà Nội đi Lào Cai 3-4 giờ đồng hồ so với tuyến đường cũ.

Cao tốc được khởi công vào quý 3/2008 và hoàn thành vào ngày 21/9/2014 với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD, do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.

{keywords}
Ảnh: VietNamNet

Tuyến đường này hiện cũng đang giữ kỷ lục với khối lượng công việc đồ sộ nhất, gồm 120 cầu lớn nhỏ; 460 cống hộp; 1 hầm xuyên núi; 1 hầm chui; đào đắt hơn 100 triệu m3 đất đá; hơn 6 triệu m3 cấp phối đá dăm...

Theo thiết kế, đoạn Hà Nội – Yên Bái có 4 làn xe cho phép đạt vận tốc thiết kế tối đa 100 km/h; đoạn Yên Bái – Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối đa 80 km/h.

Toàn tuyến cao tốc có 13 trạm thu phí với 5 trạm dừng nghỉ rộng 23ha.

3. Cầu Nhật Tân - cầu dây văng dài nhất Việt Nam

{keywords}

Cầu Nhật Tân là một trong những cây cầu hiếm hoi trên thế giới có 5 nhịp dây văng liên tục. Ảnh: Zing

Cầu Nhật Tân là cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện nay với tổng chiều dài hơn 9m trong đó cầu dài 3,9 km và đường dẫn 5,17 km, bắc qua sông Hồng nối 2 bờ phường Phú Thượng, quận Tây Hồ và nút giao với đường Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Đây là 1 trong 3 cây cầu trên thế giới có 5 nhịp dây văng liên tục, 5 trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội, giống như 5 cánh hoa đào của làng Nhật Tân.

{keywords}

Cầu Nhật Tân lung linh vào ban đêm. Ảnh: Khám phá

Cầu được khởi công từ ngày 7/3/2009 và được khánh thành vào ngày 4/1 vừa qua. Cầu có tổng mức đầu tư trên 13.600 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Nhật Bản, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam và vốn giải phóng mặt bằng của TP Hà Nội.

Mặt cầu rộng 33,2m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ.

Để ghi lại mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, Bộ GTVT và TP.Hà Nội thống nhất dưới tên chính là cầu Nhật Tân sẽ có thêm phần tiếng Anh là "cầu Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản".

4. Nhà ga T2 Nội Bài

{keywords}
Cận cảnh nhà ga hiện đại nhất Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Nhà ga T2 là nhà ga hàng không lớn và hiện đại nhất Việt Nam, được khởi công từ ngày 4/12/2011 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD vốn vay ODA. Ngày 25/12/2014, Nhà ga T2 đã đón những hành khách quốc tế đầu tiên.

Nhà ga hành khách T2 có diện tích sàn gần 140.000 m2, công suất phục vụ ngày cao điểm đáp ứng được 30.000 hành khách, với 230 lượt cất hạ cánh, công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030).

Việc vận hành nhà ga hành khách T2 nhằm khắc phục tình trạng quá tải tại nhà ga T1, đảm bảo lưu lượng vận chuyển, khắc phục những hạn chế trong quản lý và khai thác...

5. Cao tốc Dầu Giây

{keywords}
Một đoạn của cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: VietNamNet

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (Đồng Nai) là tuyến đường bộ cao tốc nằm trên tuyến đường bộ cao tốc phía Đông. Dự án nằm trong quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh nối quốc lộ 51, sân bay quốc tế Long Thành và quốc lộ 1A.

Được khởi công vào tháng 10/2009, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài gần 55 km với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h và tổng số vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng (vay của ngân hàng ADB, JICA và vốn đối ứng).

{keywords}
Cao tốc Dầu Giây nhìn từ trên cao

Việc đưa vào khai thác toàn tuyến cao tốc dài 55 km đã rút ngắn khoảng cách và thời gian đi các vùng lân cận TP. Hồ Chí Minh như đi huyện Long Thành chỉ còn 20 phút, đi Vũng Tàu 1giờ 20. Từ TP.HCM đi ngã ba Dầu Giây để đến các tỉnh miền trung và Đà Lạt chỉ mất 1 giờ nhanh hơn 2 giờ so với trước đây, đồng thời giảm 20% đến 30% chi phí vận tải.

M.Anh (tổng hợp)