Học để làm sếp?

Khi đề cập đến ngành Quản trị kinh doanh, vẫn còn nhiều bạn trẻ truyền tai nhau, học Quản trị kinh doanh ra trường sẽ làm sếp, CEO,… những suy nghĩ này không sai nhưng để đến được vị trí này, người học sẽ làm gì để có trải nghiệm ngành nghề hiệu quả.

Một ngành học có nhiều "ẩn số" mà chỉ có những người đã trải qua mới hiểu, dễ dàng nhận thấy việc chọn đúng ngành nghề và môi trường học tập sẽ là bước đệm vững chắc để bạn tiến xa và thành công trong công việc sau này. Nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn thường hay truyền tai nhau về màu hồng nghề nghiệp sau khi ra trường nhưng quên rằng, chọn đúng nơi đào tạo cộng với nỗ lực học tập mới làm nên tất cả.

{keywords}
Quản trị kinh doanh luôn đứng vững trong top ngành nghề được các bạn trẻ lựa chọn

Định hướng và lựa chọn nghề nghiệp tương lai để trở nên thành công là một mong muốn chính đáng, ví như làm sếp, trở thành CEO,... Tuy nhiên, với sinh viên theo học một ngành nghề, bao gồm cả Quản trị kinh doanh, sự thụ hưởng các yếu tố sẽ giúp các bạn biết cách làm sao để có thể trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Chia sẻ về suy nghĩ của nhiều bạn trẻ xung quanh việc học Quản trị kinh doanh, cựu sinh viên Nguyễn T. Thiên - ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) cho biết: "Học quản trị hay không học quản trị thì mục tiêu ai cũng muốn làm sếp cả, còn có làm được hay không là vấn đề khác. Học Quản trị kinh doanh sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn bao quát, giúp người học dễ thích ứng với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Các vị trí quản lý hoặc cấp cao đa số là tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh nên ngành này thường được gán là học làm sếp nhưng đó là cả một hành trình cố gắng, tích lũy kinh nghiệm, không chỉ người học quản trị mà ở mọi ngành".

Rộng mở cơ hội cùng UEF

Học Quản trị kinh doanh tại UEF, người học được trang bị cho người học những kiến thức tổng hợp ở các lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên, kinh tế, xã hội cho đến luật. Lựa chọn theo học ngành này, các bạn trẻ được đào tạo định hướng chuyên môn các chuyên ngành khác nhau gồm quản trị doanh nghiệp, quản trị khởi nghiệp, quản trị hàng không, quản trị kinh doanh tổng hợp.

Vì vậy, sinh viên có nhiều cơ hội cạnh tranh nghề nghiệp hơn, có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau và mục tiêu cuối cùng là thăng tiến lên các vị trí cao.

{keywords}
Học từ người thầy doanh nhân là một lợi thế lớn của sinh viên UEF

Để biến những tiềm lực nội tại thành những điểm mạnh, tại UEF, các bạn còn được tạo điều kiện tối đa để phát triển kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân thông qua các hoạt động ngoại khóa, workshop, hội thảo kỹ năng,… cùng các doanh nhân bên cạnh các kiến thức nền tảng do giảng viên truyền đạt.

Tất cả ưu điểm này làm nên hình ảnh sinh viên ngành Quản trị kinh doanh thường năng động, nhạy bén, tự tin, hội nhập nhanh và không ngại áp lực, cạnh tranh.

Không chỉ vậy, với môi trường quốc tế, cơ sở vật chất hiện đại, tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giảng dạy, học tập cùng mạng lưới doanh nghiệp và các trường đại học đối tác rộng khắp, sinh viên ngành này còn có điều kiện để học đi đôi với làm, tăng cơ hội thực tập, việc làm sau khi tốt nghiệp.

{keywords}
UEF nhận hồ sơ xét tuyển học bạ ngành Quản trị kinh doanh từ 15/2

Mỗi một ngành học đều có những thách thức và cơ hội việc làm khác nhau. Việc lựa chọn ngành học nên xuất phát từ sở thích, thế mạnh của bản thân. Khi bạn tự tin về trình độ, khả năng thích ứng với mọi môi trường, có kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp tốt, dám đương đầu với thử thách, bạn hoàn toàn có tố chất để theo học Quản trị kinh doanh.

Năm 2022, UEF xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh theo 4 phương thức: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn; Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ; Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Với phương thức xét tuyển học bạ THPT, trường nhận hồ sơ đợt 1 từ 15/2.

Ngọc Minh